Điều tra được xem là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự. Đối với các trường hợp như Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại thì cần làm những thủ tục nào? Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại có các nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại là gì?
Điêu tra là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẳm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của
Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại là quyết định với các nội dung trả hồ sơ vụ án để điều tra lại trong các trường hợp Để viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội,
Mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc trả hồ sơ vụ án để điều tra lại với mục đích Để viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội,
2. Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … ……
Số:…../QĐ-VKS…
….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
TRẢ HỒ SƠ VỤ ÁN ĐỂ ĐIỀU TRA LẠI
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……….
Căn cứ Điều 41 và Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Bản án (hoặc Quyết định)… số… ngày… tháng…… năm……. của Toà án……….. về việc huỷ bản án hình sự…… số…… ngày…… tháng…… năm……. của Toà án………………………… để điều tra lại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả hồ sơ vụ án…………… về tội………… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự để…………… điều tra lại. Thời hạn điều tra lại được tính từ khi…………………… nhận hồ sơ vụ án và Quyết định này.
Điều 2. Yêu cầu…………… tiến hành điều tra lại theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu số 148/HS: Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại
– Các nội dung phải chính xác, không tẩy xóa làm sai lệch thông tin
– Viên trưởng (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về trả hồ sơ vụ án để điều tra lại:
4.1 Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:
1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của
b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Khi chuẩn bị xét xử thẩm phán chỉ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung được khi các chứng cứ như hành vi phạm tội, thời gian địa điểm tình tiết khác của người phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do vô ý hay cố ý; có năng lực hành vi dân sự hay không; mục đích, động cơ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; đặc điểm nhân thân; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra không thể bổ sung được tại phiên tòa. Còn nếu có thiếu một số chứng cứ trong hồ sơ nhưng có thể bổ sung tại phiên tòa thì không phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Là trường hợp Viện kiểm sát phát hiện thấy việc điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, cụ thể như không tống đạt quyết định khởi tố cho bị can, khám nghiệm hiện trường không có người làm chứng, hỏi bản cung không ghi thời gian lập…, đây là những sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra ảnh hưởng trực tiếp tính khách quan của chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án.
Đối với tòa án thì thẩm phán xét thấy cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, người bị hại…dẫn đến giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.
Theo đó khi Kết thúc quá trình điều tra bổ sung, thì các Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế theo quy định của pháp luật. Và đối với Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi
4.2. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án:
Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau:
1. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và
2. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.
Như vậy đối với các yêu cầu điều tra bổ sung phải có căn cứ trong trường hợp xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc nếu trong trường hợp không có căn cứ thì phải có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án. quy định cụ thể , khi Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung cần tuân thủ theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 148/HS: Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra lại chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.