Nhận thấy nội dung tố cáo của người dân là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật thì ra cơ quan giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo. Vậy, quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo là gì?
Ngày nay, tố cáo đã trở thành một trong những thủ tục pháp lý quan trọng có vai trò giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức, hành vi vi phạm pháp luật này có thể được thực hiện bởi cán bộ quản lý nhà nước hoặc bởi những người dân. Thông qua việc giải quyết các tố cáo của người dân mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Pháp luật cũng đã ban hành nhiều quy định và biểu mẫu cụ thể về quá trình giải quyết tố cáo. Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung thụ lý, thành phần của tổ xác minh, căn cứ pháp lý tiến hành thụ lý vụ án, nội dung của quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
2. Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo:
Mẫu số 05/QĐ-CTHA
BỘ QUỐC PHÒNG
CỤC THI HÀNH ÁN
Số: ……../QĐ-CTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo
CỤC TRƯỞNG CỤC THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……..;
Căn cứ … Điều …
Căn cứ
Xét đề nghị của ……….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thụ lý giải quyết tố cáo đối với …… (người bị tố cáo)
Địa chỉ ……
Nội dung tố cáo được thụ lý …….
Thời hạn giải quyết ……
Điều 2. Thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo gồm:
Đồng chí: …… Chức vụ -Tổ trưởng;
Đồng chí: …… Chức vụ – Thành viên;
Đồng chí: …… Chức vụ – Thành viên.
Tổ xác minh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo được thụ lý nêu tại Điều 1 Quyết định này. Thời hạn xác minh là ngày làm việc, kể từ ngày thông báo Quyết định này.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Các đồng chí có tên tại Điều 2 và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CỤC TRƯỞNG
(ký tên và đóng dẫu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 05/QĐ-CTHA
+ Bộ Quốc phòng cục thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ra quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
+ Nội dung quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
+ Thông tin các thành viên trong Tổ xác minh nội dung tố cáo.
+ Trách nhiệm và hiệu lực thi hành của quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của cục trưởng.
4. Một số quy định của pháp luật về tố cáo:
4.1. Tố cáo là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo đã đưa ra quy định về tố cáo như sau:
“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Về cơ bản, ta nhân thấy, tố cáo là quyền của công dân, tố cáo là việc các cá nhân tuân theo đúng thủ tục quy định của Luật tố cáo để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4.2. Quy trình giải quyết tố cáo:
Quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thụ lý tố cáo.
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
– Tố cáo được thực hiện theo đúng quy định về tiếp nhận tố cáo.
– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo.
– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Cần lưu ý trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác minh nội dung tố cáo.
– Người giải quyết tố cáo phải thực hiện việc tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
– Người giải quyết tố cáo sẽ giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản như ngày, tháng, tên, địa chỉ của người tố cáo…..
– Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo của các cá nhân, tổ chức. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Ngoài ra, còn một số trường hợp cụ thể khác thì phải tuân theo quy định của pháp luật tố cáo hiện hành.
Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra kết luận nội dung tố cáo.
– Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
– Kết luận nội dung tố cáo phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 4: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Sau các bước trên, khi đã có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý theo trình tự cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết.
– Đối với trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành của pháp luật Việt Nam.
– Trong trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và cụ thể là trong thời hạn 07 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo sẽ có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước và phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.