Bị can có thể là cá nhân hoặc có thể là pháp nhân. Vậy quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân là gì và để làm gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
- 4 4. Quy định của pháp luật liên quan đến quyết định khởi tố bị can:
1. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân là gì và để làm gì?
Quyết định khởi tố bị can được quy định tại Khoản 2 Điều 179
Theo đó, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can được hiểu là quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ chứng minh hành vi của bị can không phạm vào tội bị khởi tố hoặc trong quyết định khởi tố bị can ghi không đúng về họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.
Như vậy, mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân là văn bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can được sử trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ xác định hành vi của bị can là pháp nhân không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân ghi không đúng thông tin của bị can.
2. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
……………….
………………….
Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
Tôi: …………….
Chức vụ: …………
Sau khi tiến hành điều tra, có căn cứ xác định (*): …….
Căn cứ Điều 36, điểm ……….. khoản 1 Điều 180 và Điều 433 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân số: ………… ngày ……. tháng ……. năm……. của ………….
nay khởi tố bị can đối với pháp nhân:
Tên bằng tiếng Việt: ………
Quốc tịch (nếu có): …………
Tên bằng tiếng nước ngoài: …………..
Tên viết tắt: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ………….
Địa chỉ liên lạc: ……………..
Quyết định thành lập số: ………………………. ngày……… tháng …….. năm…….. của ……
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền: ………………..
cấp ngày ……… tháng …….. năm…………….. Nơi cấp: ………..
Tiền án/tiền sự: ………………………………. về tội:………………. quy định tại khoản …………… Điều …………….. Bộ luật Hình sự.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát …………………….. để phê chuẩn.
Nơi nhận:
– VKS ………..
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân:
(*) Ghi rõ một trong hai căn cứ: Hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc
Quyết định khởi tố ghi không đúng tên và các thông tin liên quan đối với bị can là pháp nhân.
4. Quy định của pháp luật liên quan đến quyết định khởi tố bị can:
4.1. Quy định về thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can:
Quy định về thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo
“Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thay đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố;
b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.
……..
4. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố.
Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.”
Theo đó, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nếu cơ quan điều tra có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc bị can còn có hành vi phạm tội khác liên quan đến vụ án thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, tuy nhiên Viện kiểm sát chỉ được thực hiện thẩm quyền này khi đã có yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện.
Trong trường hợp thay đổi quyết định khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đối với trường hợp này cần lưu ý không thay đổi quyết định khởi tố bị can trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được hành vi của bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc phạm vào tội nhẹ hơn so với tội danh đã khởi tố đối với bị can trước đó.
Trường hợp nếu bị can còn có hành vi phạm tội khác mà hành vi phạm tội đó chưa được khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trước khi đưa ra quyết định khởi tố bị can và phải xem xét nhập các vụ án có liên quan để điều tra chung theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có quyền ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can trong vụ án đã được khởi tố. Nếu trong quá trình điều tra vụ án mà cơ quan điều tra xác định được bị can thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội khác thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đồng thời ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay khởi tố bị can trong trường hợp bị can có nhiều hành vi phạm tội nhưng trong cùng tội danh và trong trường hợp bị can phạm nhiều tội khác nhau thì được thực hiện như sau:
– Chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra một quyết định khởi tố bị can chung cho tất cả các lần phạm tội trong trường hợp một người có nhiều hành vi phạm tội nhưng cùng tội danh.
– Chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra một quyết định khởi tố bị can chung trong đó ghi rõ từng tội danh của bị can và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng trong trường hợp cùng một thời điểm mà một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau.
– Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can riêng đối với từng hành vi phạm tội của bị can và tùy từng trường hợp mà thực hiện xem xét để quyết định nhập vụ án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau nhưng được phát hiện không cùng một thời điểm thì.
Sau khi nhận hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra, nếu phát hiện thấy có người đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố hoặc có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc phát hiện bị can còn thực hiện hành vi phạm tội khác thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, sau đó tiến hành các hoạt động điều tra theo thủ tục chung. Nếu đã có yêu cầu của Viện kiểm sát mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
4.2. Điều kiện để thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can:
Quy định về việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định khởi tố bị can ban hành phải thỏa mãn đầy đủ căn cử theo luật định.
Do đó, khi thay đổi quyết định khởi tố bị can cũng cần thỏa mãn điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật hình sự. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyêt định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố.
Ví dụ: Bị can A bị khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra có căn cứ xác định hành vi của A phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. khi đó cơ quan điều tra sẽ ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với A.
– Quyết định khởi tố bị can ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.
Đây là trường hợp có những sai sót hoặc nhầm lẫn về thông tin của bị can trong quyết định khởi tố. Việc thay đổi quyết định khởi tố bị can trong trường hợp này nhằm chuẩn hóa những thông tin về bị can, tránh các rắc rối, phức tạp có thể xảy ra trong những giai đoạn giải quyết vụ án hình sự tiếp theo.
4.3. Thẩm quyền phê chuẩn:
Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Do đó, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can cũng phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát khi nhận được quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bô sung quyết định khởi tố bị can sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng tương tự như khi nhận được quyết định khởi tố bị can, cụ thể sẽ tiến hành phê chuẩn, hủy bỏ quyết định khởi tổ bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị ca. Điều luật quy định cụ thể như sau:
Cơ quan điều tra phải gửi quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can và tài liệu có liên quan đến việc thay đôi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.