Điều tra là giai đoạn quan trọng, điều tra viên, cán bộ điều tra là chủ thể làm nên điều quan trọng đó, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định về việc phải thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra trong một số trường hợp và thể hiện thông qua quyết định thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thay đổi điều tra viên, cán bộ tiến hành điều tra vụ án hình sự là gì?
Theo tiếng Hán thì “viên” có nghĩa là “người”. Theo đó, “điều tra viên” có nghĩa là người điều tra. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì “điều tra viên” là một chức danh Nhà nước để chỉ cán bộ làm trong trong cơ quan điều tra, có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp điều tra do Luật Tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, điều tra viên có trong các cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân, trong quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Đây cũng là một trong những người tố tụng hình sự được Bộ luật tố tụng ghi nhận.
Vai trò điều tra viên được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể căn cứ vào vị trí, chức trách của điều tra viên như sau:
– Điều tra viên là người tiếp nhận và kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
– Điều tra viên là người lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự đồng thời là người tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra đó, trưc tiếp thực hiện các hoạt động, biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ chứng minh vụ án.
– Điều tra viên là người đánh giá chứng cứ của vụ án trên cơ sở niềm tin nội tâm và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, giữ vai trò quan trọng trong quyết định cuối cùng của tiến trình điều tra: kết luận điều tra, đề nghị truy tố hay không truy tố người phạm tội.
Bên cạnh điều tra viên, cán bộ điều tra cũng là chủ thể quan trọng, “giúp việc” cho điều tra viên. Khái niệm cán bộ điều tra cũng như khái niệm điều tra viên không được quy định trong các văn bản pháp luật, trên cơ sở quy định của bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra, tác giả đưa ra khái niệm cán bộ điều tra như sau: Cán bộ điều tra chức danh pháp lý gắn liền với cá nhân đủ tiêu chuẩn luật định và được bổ nhiệm làm Cán bộ Điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự. Cán bộ điều tra có trong cơ quan điều điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Hoạt động của cán bộ điều tra vừa mang tính chất độc lập, vừa mang tính phụ thuộc vào điều tra viên. Tính phụ thuộc thể hiện ở việc cán bộ điều tra chỉ thực hiện một số hoạt động điều tra vụ án hình sự giúp điều tra viên, hay nói cách khác cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên và phải chịu trách nhiệm trước Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quyết định thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra vụ án hình sự là văn bản do chủ thể có thẩm quyền (Thủ trưởng cơ quan điều tra, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra) ban hành nhằm thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra đã được phân công trước đó bởi điều tra viên, cán bộ điều tra khác khi thuộc một trong các căn cứ được ghi nhận tại Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự.
Quyết định thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra vụ án hình sự là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của điều tra viên, cán bộ điều tra bị thay đổi và điều tra viên, cán bộ điều tra mới được thay đổi. Thời điểm quyết định có hiệu lực điều tra viên, Cán bộ điều tra bị thay đổi phải bàn giao đầy đủ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến vụ án cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án. Quyết định này là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, cũng như thể hiện tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.
2. Mẫu quyết định thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra tiến hành điều tra vụ án hình sự:
…………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |||
Số: ………… /QĐ- ……… | ………, ngày ………. tháng ……… năm……….. |
QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA
TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
………………………… (1)
Căn cứ ……………….
Căn cứ các điều 36, 37, 38 và 51 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra:
1………..
2……….
3………..
tại Quyết định phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra tiến hành điều tra vụ án hình sự số:…………….. ngày ……… tháng ……… năm …………. của………………
Nay phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra(2):
1………..
2………….
3……………..
tiến hành điều tra vụ án hình sự ……………..
theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:……………..ngày…………..tháng………..năm…………của…….
Điều tra viên, Cán bộ điều tra bị thay đổi phải bàn giao đầy đủ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến vụ án cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án theo Quyết định này. Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công tiến hành điều tra vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 37, Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận: – VKS …………….; – ĐTV, Cán bộ điều tra bị thay đổi; – ĐTV, Cán bộ điều tra được phân công; – Hồ sơ 02 bản.
| …………………………….
|
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Ghi rõ: Họ tên, chức danh là Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra.
3. Các trường hợp thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra:
Tìm hiểu về các trường hợp thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra vụ án hình sự, Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ về các trường hợp này, bao gồm:
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký
Các trường hợp này đảm bảo rằng Điều tra viên, cán bộ điều tra không thể nào tham gia vụ án hình sự với bất kỳ tư cách nào khác nếu như đang đảm nhiệm tư cách là điều tra viên, cán bộ điều tra. Đây là các trường hợp mà có thể khẳng định chắc chắn rằng điều tra viên sẽ không thể vô tư, khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do sự tác động trong nhận thức đến hành vi, khiến cho kết quả điều tra đi lệnh theo hướng có lợi hoặc có hại hơn cho người bị buộc tội, hay nói tóm lại là cố ý hoặc vô ý đi sai so với thực tế khách quản phản ánh trong sự việc hiện tượng.
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Quy định này là một quy định mở nhằm tạo sự linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trường hợp này có thể do Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra tự quyết định, hoặc trên cơ sở yêu cầu của Viện kiểm sát. Căn cứ này có thể ví dụ trong trường hợp điều tra viên, cán bộ điều tra có mối quan hệ đặc biệt với bị hại, bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng khác như thông gia, bạn bè lâu năm hay các mối liên hệ khác. Điều quan trọng là căn cứ đó phải thực sự hợp lí và chặt chẽ, tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến việc thay đổi không cần thiết.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.