Mẫu quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm (Mẫu 79/HC): Mẫu này được áp dụng để kháng nghị phúc thẩm quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm là gì?
Theo Giáo trình Công tác kiểm sát năm 2012 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì: “Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền của Viện kiểm sát được thể hiện bằng một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm vì xét xử thiếu căn cứ, không hợp pháp và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đó đúng pháp luật”
Trước khi đưa ra khái niệm thế nào là kháng nghị phúc thẩm VAHS tác giả luận văn cho rằng, cần phải hiểu „Kháng nghị” là gì và “Phúc thẩm” là gì. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, thuật ngữ “Kháng nghị” được hiểu là sự bày tỏ ý kiến phản đối bằng văn bản chính thức; còn “Phúc thẩm” được hiểu là (Tòa án cấp trên) xét xử lại một vụ án do cấp dưới đã xử sơ thẩm mà có chống án.
Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là việc Viện kiểm sát cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) ban hành văn bản thể hiện sự phản ứng lại đối với bản án, quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khi có các căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quyết định kháng nghị phúc thẩm là văn bản thể hiện ý kiến của Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thể hiện các nội dung được quy định theo pháp luật, thể hiện sự phản ứng lại đối với bản án, quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Theo Khoản 3, Điều 2
Quyền kháng nghị quyết định của Tòa án được ghi nhận tại Pháp lệnh 09/2014, cụ thể: “Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.”. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm là văn bản do Viện kiểm sát ban hành nhằm thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị phúc thẩm đã ban hành trước đó theo hướng giảm nhẹ về việc giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại.
Quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm là văn bản bắt buộc phải ban hành nếu Viện Kiểm sát muốn thay đổi, bổ sung quyết định trước đó, đây là sự thể hiện ý kiến của Viện kiểm sát và được ghi nhận trong một văn bản có hiệu lực pháp luật, đây là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của Tòa án trong việc mở phiên họp xem xét lại quyết định của Tòa án theo hướng hủy hoặc sửa lại Quyết định bị kháng nghị.
Thủ tục giải quyết kháng nghị được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kháng nghị, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải gửi văn bản kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; đồng thời, thông báo về việc kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp
Phiên họp xem xét, giải quyết kháng nghị có sự tham gia , Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Tòa án có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học tham gia phiên họp để phát biểu ý kiến về vấn đề chuyên môn có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bao gồm nội dung, điều kiện được giảm, miễn, sự kết hợp giữa các quy định của pháp luật là điều cần thiết để đảm bảo được tính chính xác, phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng. Hoạt động thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị phúc thẩm là đã cho thấy vai trò quan trọng của Viện Kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Mẫu quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày ……… tháng……..năm 20…….
QUYẾT ĐỊNH (4)
Thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm (5)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………2……..
Căn cứ các điều 4, 30 và 33 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính còn lại tại Tòa án nhân dân,
Sau khi xem xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm 5 số….ngày….. tháng…..năm……của Viện kiểm sát….. 6…..và hồ sơ, tài liệu có liên quan, nhận thấy…………..7…………
Bởi các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm5 số…. ngày…..tháng…..năm………của Viện kiểm sát ………6……..
2. Đề nghị Tòa án……….8……mở phiên họp xem xét lại Quyết định số…. ngày…….tháng…….năm…….9 của Tòa án………..10……theo trình tự phúc thẩm5 theo hướng..11……./.
Nơi nhận:
– Tòa án ……8……..;
– VKS ….1……. (thay báo cáo);
– Tòa án …..10……. ( để biết);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG 12
3. Hướng dẫn mẫu quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định kháng nghị phúc thẩm (Mẫu 79/HC):
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành văn bản – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Mẫu này được áp dụng để kháng nghị phúc thẩm quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại
(5) Mẫu này có thể được sử dụng khi thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
(6) Ghi tên Viện kiểm sát đã ban hành Quyết định kháng nghị
(7) Nêu nội dung Quyết định kháng nghị có sai sót, chưa chính xác, hay vì lý do khác và lập luận, phân tích những căn cứ để rút kháng nghị
(8) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
(9) Quyết định bị kháng nghị
(10) Ghi tên Tòa án đã ra Quyết định bị kháng nghị
(11) Hủy hoặc sửa Quyết định bị kháng nghị
(12) Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính còn lại tại Tòa án nhân dân.
Quyết định 39/QĐ-VKSTC ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.