Mẫu quyết định tăng lương được sử dụng khi quyết định tăng lương cho một nhân viên nào đó. Đây là biểu mẫu chỉ dùng khi lương tăng. Cái tên của biểu mẫu đã thể hiện rất rõ ngữ cảnh được sử dụng của biểu mẫu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tăng lương :
Tải về quyết định tăng lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
….., ngày…… tháng………. năm…….
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
Về việc tăng lương cho Nhân viên
TỔNG GIÁM ĐỐC
Công ty …..
– Căn cứ Giấy chứng ĐKKD số…… ngày …. tháng …. năm …. về việc thành lập công ty …….
– Căn cứ Điều lệ Công ty … ……;
– Căn cứ hợp đồng lao động số ….., ngày …. tháng …. năm ….;
– Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/Bà …… đối với sự phát triển của Công ty.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kể từ ngày…….tháng …… năm …., mức lương của Ông/Bà … sẽ là: … ( Bằng chữ ).
Điều 2: Các ông/bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/Bà……. căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC
- Tổng Giám đốc (Ký, đóng dấu)
- Như Điều 2
- Lưu HS, HC
2. Mẫu quyết định điều chỉnh lương :
Mẫu
Tải về quyết định điều chỉnh lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
….., ngày…… tháng……. năm….
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
Về việc điều chỉnh lương cho Nhân viên
TỔNG GIÁM ĐỐC
Công ty …..
– Căn cứ Giấy chứng nhận ĐKKD số…… ngày …. tháng …. năm …. về việc thành lập công ty ……
– Căn cứ Điều lệ Công ty .……;
– Căn cứ hợp đồng lao động số ….., ngày …. tháng …. năm ….;
– Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/Bà …. đối với sự phát triển của Công ty
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kể từ ngày….tháng … năm …, điều chỉnh mức lương của Ông/Bà … sẽ là: …. ( Bằng chữ ).
Điều 2: Các ông/bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/Bà……. căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC
- Tổng Giám đốc (Ký, đóng dấu)
- Như Điều 2
- Lưu HS, HC
3. Lưu ý khi soạn quyết định tăng lương :
– Đảm bảo hình thức khi soạn quyết định tăng lương, điều chỉnh lương
– Thông tin người được điều chỉnh lương rõ ràng, chính xác
– Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt dễ hiểu, đảm bảo thời gian phù hợp với thời điểm hiện tại.
– Sử dụng các biểu mẫu đúng ngữ cảnh như đã phân tích trên đầu bài viết
– Nếu là quyết định điều chỉnh lương theo hướng giảm thì không được giảm quá mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở theo vùng theo quy định của pháp luật.
– Việc tăng và giảm lương của nhân viên phải theo quy định của pháp luật, quy định của nội quy, quy định của hợp đồng lao động đã được ký giữa hai bên.
4. Áp dụng xử lý kỷ luật cảnh cáo thì có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi hiện là viên chức bị kỷ luật cảnh cáo, trong quyết định kỷ luật không ghi thời hạn là bao nhiêu tháng và cũng không ghi kéo dài thời gian nâng lương. Như vậy tôi có bị kéo dài thời gian nâng lương không? Tôi có đọc Nghị định 27/2012/NĐ-CP về thời hạn kỷ luật đối với viên chức tối đa 2 tháng nhưng hiện nay đã bị kỷ luật 3 tháng rồi. Như vậy có đúng không?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 8 Nghị định 27/2012/NĐ-CP có quy định về thời hạn xử lý kỷ luật với viên chức như sau:
“1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.”
Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức không phải trong mọi trường hợp đều tối đa là 02 tháng. Thời hạn xử lý kỷ luật còn phải phụ thuộc vào hành vi vi phạm của bạn, trong trường hợp hành vi của bạn rơ vào các trường hợp như Khoản 2 Điều 8 thì thời hạn xử lý kỷ luật sẽ là không quá 4 tháng.
Tuy trong quyết định kỷ luật không ghi kéo dài thời hạn nâng lương của bạn nhưng theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức bị kỷ luật cảnh cáo như sau:
“b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, dù trong quyết định kỷ luật không nhắc đến việc bạn bị kéo dài thời hạn nâng lương nhưng trên cơ sở của pháp luật thì bạn sẽ vẫn bị kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên.
5. Nâng lương khi ký nhiều hợp đồng lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ em chào anh/chị diễn đàn Luật Dương Gia. Anh chị cho em hỏi một việc như sau: + Vào ngày 1/4/2015 em được tuyển dụng vào Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai quản lý. Em trình độ cao đẳng nên em tập sự 1 năm thì đến 1/4/2016 em hết thời gian tập sự hưởng 85%.
+ Đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 sở nông nghiệp và ptnt đồng nai có quyết định về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú năm 2015 thì trong quyết định có nói là thời gian tính nâng lương lần sau là 1/4/2016.
+ Tiếp tục từ ngày 1/4/2016 em ký
+ Tiếp tục từ ngày 1/4/2017 em ký
+ Tiếp tục từ ngày 19/4/2018 em ký
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
“Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.”
Tiêu chuẩn nâng bậc thường xuyên đối với viên chức bao gồm:
+ Được đánh giá bởi cấp có thẩm quyền từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
+ Không vi phạm kỷ luật để bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Viên chức và người lao động đạt đủ 2 tiêu chuẩn trên, lập thành tích xuất sắc đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản trong thực hiện nhiệm vụ, chưa xếp bậc lương cuối trong ngạch hoặc trong chức danh, tính đến 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng lương trước thời hạn một bậc trước thời hạn 12 tháng tối đa so với thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh.
+ Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
+Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Như bạn trình bày: Đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng nai có quyết định về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú năm 2015 thì trong quyết định có nói là thời gian tính nâng lương lần sau là 1/4/2016. Như vậy thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh tính từ thời điểm 1/4/2016