Các quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải được ban hành theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho cơ quan và cả công dân. Tuy nhiên nếu phát hiện có sai sót trong quyết định thì cơ quan phải kịp thời tiến hành sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 4.1 4.1. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính:
- 4.2 4.2. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính:
- 4.3 4.3. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính:
1. Mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định của pháp luật quy định thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt với lỗi vi phạm đó. Việc xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Từ đó, áp dụng vào những trường hợp trên thực tế để ngăn chặn lại hành vi vi phạm.
Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt hành chính nhưng khi phát hiện có sai sót khi ban hành quyết định đã tiến hành ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu này
Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mẫu quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định với mục đích sửa đổi, bổ sung xử phạt vi phạm hành chính khi nhận thấy trong quyết định đã ban hành trước có những sai sót có thể hoặc không ảnh hưởng đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
2. Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải như sau:
MQĐ 13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(2)….., ngày …. tháng … năm ……
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……./QĐ-SĐXPVPHC
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải *
Căn cứ khoản 3 Điều 18
Căn cứ Điều 6a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ- GP);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ……/QĐ-GQXP ngày ……/……./…….. (nếu có);
Xét đề nghị của (3)……….
Tôi:……….
Chức vụ (4):………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số ……./QĐ-XPVPHC ngày…./…./…… của (5) ……. xử phạt vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức) có tên sau đây:
(1. Họ và tên): ……..Giới tính:……….
Ngày, tháng, năm sinh: …../…./………….. Quốc tịch:……….
Nghề nghiệp: ………..
Nơi ở hiện tại:………..
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: ……..
(1. Tên tổ chức vi phạm): ……….
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Mã số doanh nghiệp: …….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …….
Ngày cấp: …./……./…….;……..nơi cấp:………..
Người đại diện theo pháp luật (6): …….Giới tính:………..
Chức danh (7):……….
2. Lý do sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…./QĐ-XPVPHC ngày……/……./…….. của (5)………(8):
3. Nội dung sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…. /QĐ-XPVPHC ngày …../……/…… của (5) ………(9):
a) Sửa đổi khoản…. Điều ……như sau: ……
b) Sửa đổi Điều…. như sau: ………
c) Sửa đổi …………như sau:…………..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) (10)……. là cá nhân bị xử phạt/đại diện cho tổ chức bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông (bà)/Tổ chức (11)……… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (12) ……….để thu tiền phạt.
3. Gửi cho (13)……….để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
* Mẫu này được sử dụng để sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 13: Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan cấp trên của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội Vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: có sai sót về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.
(9) Ghi cụ thể nội dung, điều, khoản trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị sửa đổi, bổ sung và nội dung sửa đổi, bổ sung.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân bị xử phạt/người đại diện tổ chức bị xử phạt
(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt
(12) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Một số quy định pháp luật liên quan sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền”. Theo đó:
4.1. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính:
Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có căn cứ vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định. Chính vì vậy, các quyết định sẽ phải được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định khác thay thế. Cụ thể của việc sửa đổi như sau:
– Khi quyết định xử phạt đã được ban hành có thể có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng xét thấy quyết định về xử lý vi phạm hành chính có những sai sót về hình thức trình bày văn bản hoặc nội dung của văn bản thì người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.
Như vậy, từ nội dung trên ta có thể thấy có 2 trường hợp có lỗi để cơ quan ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là có sai sót hình thức khi soạn thảo và sai về nội dung trong quyết định. Tuy nhiên, cả hai lỗi này đều có sự ảnh hưởng nhất định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.
4.2. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ vào từng thời gian ban hành quyết định có lỗi sai sót mà người sửa đổi quyết định xác định thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính đó.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa,…., ”
Pháp luật quy định, tình từ thời điểm ra quyết định lần đầu có vi phạm cho đến khi thực hiện sửa đổi, bổ sung quyết định là 01 năm, trừ trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trong trường hợp thời hạn 01 năm người có thẩm quyền không xử lý quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót thì hết 01 năm không thi hành phần phạt tiền nhưng vẫn thi hành phần xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
4.3. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính:
– Với quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, các văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ thời điểm ký quyết định hoặc thời gian cụ thể ghi trong quyết định sửa đổi đó. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:
– Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định.
– Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định. Thời hiệu thi hành là 06 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định.
Như vậy, từ những nội dung trên cho thấy, cấp cơ quan có thẩm quyền ra