Pháp luật có phép thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có quyền sửa đổi, bổ sung nhằm ban hành một quyết định phải đảm bảo về nội dung, tránh những sai sót không đáng có. Trên cơ sở mẫu quyết định và hướng dẫn của Bộ tư pháp về sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường là gì?
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là một dạng cụ thể của trách nhiệm của Nhà nước mà trong đó, Nhà nước phải thực hiện việc bù đắp những tổn thất về tài sản,, bù đắp những tổn thấy về tinh thần trong trường hợp người thi hành công vụ trong khi thi hành công vụ đã gây thiệt hại trái pháp luật về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyết định giải quyết bồi thường là văn bản do thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thương ban hành ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước cũng như người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Các loại thiệt hại được bồi thường; Số tiền bồi thường; Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); Phương thức chi trả tiền bồi thường; Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường; Số tiền đã tạm ứng (nếu có).
Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 đã sửa đổi toàn diện quy định về quyết định giải quyết bồi thường đã khắc phục được hạn chế của quy định của Luật 2009. Cụ thể, Luật trách nhiệm bồi thường năm 2009 quy định kết quả thương lượng dừ thành hay không thành thì đều là căn cứ để ra quyết định giải quyết bồi thường. Tuy nhiên việc ra quyết định giải quyết bồi thường lại phải căn cứ vào biên bản thương lượng có chữ ký của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiến cho thấy là nếu người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả thương lượng thì rất ít trường hợp họ ký vào biên bản thương lượng. Hệ quả là cơ quan giải quyết bồi thương dẫn tới nhiều vụ việc bế tắc.
Ngược lại, về phía người bị thiệt hại thì thực tiễn cũng cho thấy, trong nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường cố tình chây ỳ không ra quyết định giải quyết bồi thường nên người bị thiệt hại không có cơ sơ để khởi kiện yêu cầu
Như vậy, hạn chế của quy định của Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước 2009 là ở chỗ, đang ký ra khi các bên không thống nhất được nội dung thương lương thì chỉ cần căn cứ vào biên bản thương lượng không thành là người bị thiệt hại đã đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng. Việc quy định điều kiện để khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường là quyết định giải quyết bồi thường gây bât lợi cho người bị thiệt hại.
Điều 47
Quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường là văn bản do thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường nhằm sửa chữa, bổ sung nội dung có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong quyết định giải quyết bồi thường trước đó.
Quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường là văn bản bắt buộc khi thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường muốn thực hiện thủ tục sửa chữa, bổ sung nội dung quyết định trước đó, đây là căn cứ để hợp pháp hóa hành vi của thủ trưởng, làm thay đổi một phần nội dung (sửa chữa số liệu). Là cơ sở để làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền, người yêu cầu bồi thường.
Thời hạn ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết giải quyết bồi thường được quy định như sau: Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện quyết định giải quyết bồi thường có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
Quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nhìn chung, việc sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại không làm thay đổi bản chất của quyết định, do vậy, thủ tục được pháp luật quy định khá đơn giản và nhanh chóng, nhằm đảm bảo quyết định giải quyết bồi thường được nhanh chóng áp dụng, hạn chế những vấn đề còn tồn đọng.
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước là một yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, pháp luật luôn giữ một vị trí tối thượng và được mọi chủ thể tôn trọng, trong đó Nhà nước và công dân bình đẳng trên nhiều phương diện. Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công, thực hiện hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật, có quyền yêu cầu công dân phải có trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ nhằm duy trì sự phát triển ổn định trong xã hội nói chung và duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước nói riêng.
Ngược lại, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân, bảo đảm và tạo điều kiện để công dân thực hiện các quyền cũng như hưởng các lợi ích hợp pháp của mình. Nhà nước, mặc dù là chủ thể đặc biệt, tuy nhiên, cũng giống với mọi chủ thể khác, khi tham gia vào quan hệ pháp luật đều phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng và không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Mẫu quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số:…../QĐ-…(1)…
……(2)…, ngày … tháng … năm……
QUYẾT ĐỊNH
Sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ khoản 4, 5 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Sửa chữa, bổ sung Quyết định giải quyết bồi thường số…/QĐ-..….ngày…./…./….. của……………như sau:
Tại dòng thứ…….từ……..trang…… Điều….của Quyết định đã ghi:……………(4)…………
Nay sửa chữa, bổ sung như sau:………….(5)…………
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…./…../……
Điều 3.Ông/Bà……………….(6)……………….và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …….(7)……..;
– …….(8)………;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Trích lại nguyên văn phần lỗi về chính tả hoặc về số liệu cần sửa chữa, bổ sung.
(5) Ghi đầy đủ nội dung đã sửa chữa, bổ sung.
(6) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(7) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(8) Ghi họ tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Cơ sở pháp lý:
Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước