Sau khi tuyên án, nếu bản án có sự sai sót về chính tả hay nhầm lẫn trong tính toán thì cần phải được sửa chữa, bổ sung cho đúng. Vậy, Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm là gì và để làm gì?
Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm là quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm trong một số trường hợp bản án có sự sai sót. Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm nêu rõ cơ quan ra quyết định, lý do sửa chữa, bổ sung, nội dung sửa chữa, bổ sung…
2. Mẫu số 47-HC: Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm:
TÒA ÁN NHÂN DÂN…… (1)
____________
Số:…./…/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
…, ngày…… tháng …… năm…
QUYẾT ĐỊNH
SỬA CHỮA, BỔ SUNG BẢN ÁN (QUYẾT ĐỊNH) PHÚC THẨM
Căn cứ vào Điều 197 của Luật tố tụng hành chính;
Xét thấy cần sửa chữa, bổ sung Bản án (quyết định) hành chính phúc thẩm số…../…../HC-PT ngày….. tháng….. năm….. về…….. của Tòa án nhân dân(2)…….. do…….(3) giữa các đương sự:
Người khởi kiện:
Địa chỉ:
Người bị kiện:
Địa chỉ:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Địa chỉ: ……..
QUYẾT ĐỊNH:
Sửa chữa, bổ sung Bản án (quyết định) số …/…/HC-PT ngày…tháng…năm…của Tòa án nhân dân……..như sau:
Tại dòng thứ… từ…, trang…của bản án (quyết định) đã ghi:(4) “……….”
Nay sửa chữa, bổ sung như sau:(5) “……….”
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo quy định tại
Điều 244 của Luật TTHC;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, nếu Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phúc thẩm không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm:
(1) Ghi tên Tòa án xét xử và ra bản án phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) Ghi tên Tòa án nhân dân đã ra bản án phúc thẩm đó (1).
(3) Ghi rõ lý do cần sửa đổi, bổ sung, ví dụ như ghi cụ thể “lỗi rõ ràng về chính tả”, “nhầm lẫn về số liệu” hoặc “tính toán sai”.
(4) Ghi rõ vị trí nội dung bản án cần sửa đổi, bổ sung (Tại dòng thứ… từ…, trang…) và trích lại nguyên văn phần nội dung bản án phát hiện có sai sót, nhầm lẫn cần sửa chữa, bổ sung.
(5) Ghi đầy đủ nội dung đã sửa chữa, bổ sung để khắc phục sai sót.
4. Quy định liên quan:
4.1. Các trường hợp sửa chữa, bổ sung bản án:
Khoản 1 điều 268
“Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án
1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
…”
Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 38
“a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…
b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.”
Theo đó, pháp luật quy định sau khi tuyên án xong thì chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Để sửa chữa, bổ sung bản án thì cần phải có quyết định sửa chữa, bổ sung bản án của cơ quan có thẩm quyền, quyết định có hiệu lực từ ngày ký và sửa chữa, bổ sung nội dung cho bản án phúc thẩm. Việc sửa chữa, bổ sung bản án là một việc quan trọng liên quan đến nội dung của bản án nên Thẩm phán và Hội đồng thẩm định ra quyết định cần có sự nghiên cứu rõ ràng về bản án, đảm bảo chính xác nội dung trong bản án là sai sót cần được sửa chữa, bổ sung.
4.2. Người ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm:
Điều 486
“Điều 486. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản Tòa án đã ra bản án, quyết định, giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
2. Thẩm phán đã ra quyết định hoặc Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án.”
Như vậy, theo quy định trên thì những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định, giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành bằng văn bản.
Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án khi phát hiện sai sót về số liệu hay có sai sót về lỗi chính tả. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Tòa án sẽ là người thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án. Mặt khác, trong trường hợp phát hiện việc quyết định của bản án không đúng như nhận định thì báo cáo Tòa án cấp trên để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo quy định của BLTTDS 2015, nếu thuộc trường hợp được sửa chữa, bổ sung bản án thì Tòa án phải ra Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể nào về thời hạn gửi quyết định này cho các bên liên quan.
4.3. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm:
Theo Điều 361 của Bộ luật 101/2015/QH13 Luật Tố tụng hình sự thì Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm quy định như sau:
“1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;
b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.”
Theo Điều 348 của Bộ luật 101/2015/QH13 Luật Tố tụng hình sự thì Đình chỉ xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
Khi mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm đình có quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án . Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người ra quyết định việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa, còn tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử quyết định. Kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật .
Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.