Người được hưởng án treo sẽ được ấn định thời gian thử thách mà trong thời gian đó, họ phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật một cách nghiêm ngặt hơn. Thời gian thử thách có thể được rút ngắn do Tòa án nhân dân quyết định.
Mục lục bài viết
1. Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo là gì?
Án treo là chế định được hình thành rất sớm trong Luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia khác nhau và ở những thời kỳ phát triển khác nhau của cùng quốc gia, án treo được quy định khác nhau về tính chất pháp lý cũng như về các nội dung cụ thể.
Có thể hiểu, án treo là biện pháp pháp lý hình sự thể hiện ở việc miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đối với người phạm tội khi có đủ điều kiện và phải chịu thử thách theo điều kiện và thời hạn mà pháp luật quy định.
Mục đích áp dụng án treo đối với người phạm tội là thông qua việc ấn định một thời gian thử thách, đặt ra những nghĩa vụ pháp lý riêng biệt nhằm để cải tạo, giáo dục và răn đe người phạm tội đồng thời cũng là thước đo về sự tự giác cải tạo của người được hưởng án treo. Mặt khác là để kiểm tra sự đúng đắn của bản án mà
Thời gian thử thách của án treo là khoảng thời gian được
Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo là văn bản do Tòa án tòa án ban hành nhằm rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo khi họ đáp ứng đủ điều kiện, trên cơ sở đề nghị của chủ thể, cơ quan có thẩm quyền.
Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thời điểm quyết định có hiệu lực, người được hưởng án treo sẽ được rút ngắn thời gian thử thách, đây là cơ hội để họ nhanh chống được tự do, hóa nhập cộng đồng. Quyết định này còn là căn cứ để hợp pháp hóa mọi hoạt động của Tòa án, cá nhân, tổ chức có liên quan; là căn cứ chứng minh và tài liệu được lưu trữ trong hồ sơ của người được hưởng án treo. Quyết định này cũng là căn cứ để xem xét theo nguyên tắc: ” Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.”
Căn cứ để người được hưởng án treo rút ngắn thời gian thử thách được quy định tại Khoản 1, Điều 89, cụ thể:
– Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
– Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Hai căn cứ này phải áp dụng đồng thời chứ không phải một trong hai, lúc đó người được hưởng án treo mới được xem xét rút ngắn thời gian thử thách.
Thực tế, theo quy định của Luật thi hành án hình sự, cũng như biểu mẫu mới được ban hành ở Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, thì quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo không còn được sử dụng những tính chất một quyết định độc lập, mà thay vào đó là việc “quyết định về việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án treo” trên cơ sở cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ và có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người có đủ điều kiện gửi đến Tòa án và Viện kiểm sát quân sự khu vực. Hơn nữa, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách khá phức tạp và cần sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau, điều này đòi hỏi các cơ quan phải thực sự nắm bắt được tình hình của người được hưởng án treo để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
2. Mẫu quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo:
MẪU SỐ 3l
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
TÒA ÁN……..(1)
———————–
Số: ……/……/QĐ-TA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm….
QUYẾT ĐỊNH
RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO
TÒA ÁN…………
Với Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà)…………..
Các Thẩm phán:
Ông (Bà)…….
Ông (Bà)………. (3)
Đại diện Viện kiểm sát……….. tham gia phiên họp:
Ông (Bà)…………. Kiểm sát viên.
NHẬN THẤY:
Người bị xử phạt tù được hưởng án treo đang chịu thử thách tại……
Ngày…… tháng…… năm………………. (4)
Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo………
Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,
XÉT THẤY:
Việc đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo với lý do là……………
……………….. (5);
Theo hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán
Căn cứ vào Điều 60 của Bộ luật hình sự;
Căn cứ vào khoản 2 Điều 268 và Điều 269 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào
QUYẾT ĐỊNH:
1. ………………..(6) đề nghị của…………… về việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
2. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo là………………… (7)
Cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo……….
sinh ngày…… tháng…… năm………….
Trú tại:…….. (8)
Con ông……… và bà……..
Bị xử phạt.…(9) tù về tội (các tội)………… nhưng được hưởng án treo với thời gian thử thách là
Tại bản án hình sự…….(11) số……… ngày…… tháng…… năm…….
của Tòa………….
3. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nơi nhận:
– Người được hưởng án treo;
– ………………………(12);
– VKS……………………;
– …………………………..;
– Lưu hồ sơ THA.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
3. Hướng dẫn mẫu quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân quận B, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (ví dụ: Số: 13/2007/QĐ-TA).
(3) Trường hợp Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm có hai Thẩm phán và một Hội thẩm thì ghi Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp, ghi Thẩm phán: Ông (Bà)……, Hội thẩm: Ông (Bà)……
(4) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo người được hưởng án treo (ví dụ: Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Ủy ban nhân dân xã T, huyện B, tỉnh H có văn bản số 18/… đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo).
(5) Ghi lý do đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
(6) Ghi “Chấp nhận” nếu chấp nhận toàn bộ đề nghị của cơ quan, tổ chức; ghi “Chấp nhận một phần” nếu chấp nhận một phần đề nghị của cơ quan, tổ chức; ghi “Không chấp nhận” nếu không chấp nhận toàn bộ đề nghị của cơ quan, tổ chức.
(7) Ghi thời gian thử thách được giảm (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) tháng”).
(8) Ghi nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú).
(9) Ghi thời hạn hình phạt tù được hưởng án treo theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ “02 (hai) năm”).
(10) Ghi thời gian thử thách theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “04 (bốn) năm”).
(11) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(12) Ghi tên cơ quan, tổ chức đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.