Khi các căn cứ của việc tạm đình chỉ đã không còn thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Bài viết dưới đây, sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu quyết định này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm là gì?
Trên thực tế, quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cũng như các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đã được quy định rất cụ thể trong
Mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin tội phạm là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm. Mẫu quyết định nêu rõ về nội dung được phục hồi, người ra quyết định phục hội, thông tin quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, thông rin về người tố giác, báo tin về tội phạm hoặc cơ quan kiến nghị khởi tố,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
………….
………….
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày …… tháng ….. năm….
QUYẾT ĐỊNH PHỤC HỒI VIỆC GIẢI QUYẾT
NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
Tôi: ……………
Chức vụ: …….
Căn cứ (1) ….
Căn cứ Điều (2) ………. và Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm số:….. ngày……….tháng ……. năm……… của …….
về việc: ……….
xảy ra tại ……..
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ………
Nơi nhận:
– VKS………
– (3) ………..
– …………….
– Hồ sơ 02 bản.
………………………….
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
(1) Ghi rõ lý do phục hồi việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.
(2) Ghi rõ: Điều 36, Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS theo thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
(3) Người tố giác, báo tin về tội phạm hoặc cơ quan kiến nghị khởi tố.
3. Một số quy định của pháp luật về phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
3.1. Nguồn tin về tội phạm:
Nguồn tin về tội phạm được quy định cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm: “Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện”,
Đây cũng chính là các căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, ta thấy phạm vi nguồn tin về tội phạm được xác định khá rộng, hầu như đầy đủ từ mọi chủ thể nhằm tăng khả năng phát hiện, khai báo và xử lý tội phạm tới mức tối đa tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội không bị xử lý kịp thời. Trên thực tế, các cơ quan tư pháp như
Ngoài ra, Điều 143
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Việc pháp luật nước ta đưa ra các quy định nguồn tin tội phạm với phạm vi chủ thể thực hiện cung cấp nguồn tin rộng như trên cũng đồng nghĩa với việc xác định mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội chứ không riêng một cơ quan chức năng nào. Những người thực hiện việc cung cấp thông tin về tội phạm sẽ được bảo vệ an toàn bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật, điều này được quy định nhằm mục đích khuyến khích ý thức tự giác, trách nhiệm của mọi công dân đối với công tác phòng chống tội phạm.
3.2. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
Quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, khoản 1, 2, 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau:
“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”.
Theo khoản 4 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định: “Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản”, Theo đó, tin báo về tội phạm cũng có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nội dung như sau:
“1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Việc pháp luật đưa ra quy định về chế định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm có vai trò quan trọng và là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xây dựng nhằm mục đích khắc phục những bất cập khi thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 năm 2003 trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm. Tuy nhiên, Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định phục hồi nguồn tin trước đó đã tạm đình chỉ, không đề cập việc phục hồi (giải quyết) nguồn tin trước đó đã tạm dừng.
Tuy đã có nhiều tiến bộ và giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tế áp dụng nhưng hiện nay, trong quá trình thực hiện,