Về thẩm quyền, trình tự, thời hạn, gia hạn tạm giữ đều được thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cũng theo đó, khi có đề nghị gia hạn tạm giữ thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn về quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ là gì?
Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi xét thấy có đề nghị về việc phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định về những trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ đó là những trường hợp sau:(1) tạm giữ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, (2) tạm giữ được áp dụng trong trường hợp người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú, (3) tạm giữ được áp dụng trong trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã. Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ nêu rõ những thông tin về: Viện kiểm sát ban hành quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn, Cơ quan ra Quyết định gia hạn tạm giữ, họ, tên người bị tạm giữ, lý do, căn cứ phê chuẩn Quyết định gia hạn tạm giữ, nội dung của quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.
Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp tục thêm thời hạn tạm giữ đối với những đối tượng bị tạm giữ theo quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền đã phê chuẩn. Theo đó, việc tạm giữ, thời hạn tạm giữ đã được pháp luật quy định rất rõ, tuy nhiên trên thực tế vì một số lý do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà thời hạn tạm giữ pháp luật đã quy định không đủ nên cơ quan có thẩm quyển sẽ xem xét và ra quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ:
VIỆN KIỂM SÁT(1) (2) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…../QĐ-VKS…-…(3) ……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH GIA HẠN TẠM GIỮ
Lần thứ…
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 41, 118 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định tạm giữ số…. ngày… tháng… năm… và Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ… số… ngày… tháng… năm… của(4) … (nếu có);
Xét Văn bản đề nghị phê chuẩn Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ… số….. ngày…… tháng…… năm…… của (4) …. đối với (5)
Nhận thấy (6)….. ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê chuẩn Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ… số… ngày… tháng… năm… của (4) …. đối với (5)
Điều 2. Yêu cầu (4) … thực hiện Quyết định này theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan đề nghị gia hạn tạm giữ;
– …..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG(7)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Cơ quan ra Quyết định gia hạn tạm giữ
(5): Ghi rõ họ, tên người bị tạm giữ
(6): Nêu lý do, căn cứ phê chuẩn Quyết định gia hạn tạm giữ
(7): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về tạm giữ, thời hạn tạm giữ:
Tại Điều 117
– Về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ được quy định tại Khoản 2 Điều 110
– Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ thì nội dung trong quyết định tạm giữ đó phải nêu rõ, đầy đủ những thông tin như họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ, Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định tạm giữ, căn cứ ban hành quyết định tạm giữ, nội dung của quyết định tạm giữ, họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định tạm giữ theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền thì Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ được biết. Bên cạnh đó, người thi hành quyết định tạm giữ sẽ có trách nhiệm
– Về thời hạn tạm giữ, tại Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về thời hạn tạm giữ, theo đó, khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú thì thời hạn tạm giữ sẽ không được quá ba ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, trên thực tế khi xét thấy cần thiết thì thời hạn tạm giữ có thể được gia hạn lần hai, tuy nhiên sẽ không được quá ba ngày theo quy định của pháp luật. Việc gia hạn tạm giữ trong một số trường hợp sẽ cần phải được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, cơ quan đó là Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị về việc gia hạn tạm giữ, trong thời hạn là mười hai giờ, Viện kiểm sát sẽ xem xét và đưa ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ hoặc quyết định không phê chuẩn quyết định tạm giữ. Nếu trong trường hợp đưa ra quyết định phê chuẩn quyết định tạm giữ thì Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.
Theo đó, người bị tạm giữ sẽ có thể được trả lại tự do nếu thuộc một trong những trường hợp như: nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm gi ( trong quá trình tạm giữ), đối với trường hợp đã gia hạn tạm giữ những không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền là Viện kiểm sát cũng sẽ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ..
– Đối với những trường hợp cần thiết áp dụng việc áp dụng biện pháp tạm giữ là cần thiết bởi đây cũng là một trong biện pháp ngăn chặn kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo, tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có những hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảm bảo thi hành án. Những biện pháp ngăn chặn như: tạm giữ, giữ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Và những biện pháp ngăn chặn này khi được áp dụng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015.