Hoạt động xem xét, quyết định việc giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách,... được tiến hành bằng hình thức tổ chức phiên họp. Tại phiên họp có sự tham gia của Thẩm phán, cán bộ của cơ quan thi hành án hình sự và đại diện Viện Kiểm sát là Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát tiến hành phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp đó bằng Quyết định phân công.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ sở của việc phân công Kiểm sát viên tham gì phiên họp trong thi hành án hình sự?
- 2 2. Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp là gì?
- 3 3. Mẫu Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp số 33/TH:
- 4 4. Soạn thảo Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp:
- 5 5. Hoạt động của Kiểm sát viên khi tham gia phiên họp:
1. Cơ sở của việc phân công Kiểm sát viên tham gì phiên họp trong thi hành án hình sự?
Hiện nay, tại Điều 4 của
Kiểm sát thi hành án là một trong những công tác để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động kiểm sát thi hành án có tác động thúc đẩy công tác thi hành án, hạn chế những vi phạm và góp phần bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của bản án, quyết định của
Kiểm sát thi hành án hình sự là hoạt động của Viện Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và những người có trách nhiệm trong việc thi hành bản án, quyết định về hình sự nhằm đảm bảo các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ và kịp thời. Đây chính việc thực hiện các hoạt động mang tính nghiệp vụ để thực hiện chức năng của Viện kiểm sát.
Về việc tham gia phiên họp, thì tại Khoản 2 Điều 25 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2015 quy định như sau:
“Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án hình sự
2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
d) Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;”
Và tại khoản 4 Điều 167 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (trước đây là quy định tại Khoản 5 Điều 141
“4. Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia phiên họp xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách.”
Các quy định trên đã thấy rõ được quyền hạn của Viện Kiểm sát trong thi hành án hình sự đó chính là được tham gia các phiên họp về việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án, hay phiên họp tha tù trước thời hạn, phiên họp về rút thời hạn thử thách,…. Việc tham gia các phiên họp này là một trong những cách thức trực tiếp để Viện Kiểm sát tiến hành việc giám sát thực thi pháp luật của các chủ thể khác.
2. Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp là gì?
Viện Kiểm sát là một cơ quan, nên việc tham gia phiên họp theo quyền hạn nêu trên thì Viện Kiểm sát sẽ phải tiến hành phân công cho một cá nhân đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên họp, và người đại diện được phân công đó chính là Kiểm sát viên làm việc trong Viện Kiểm sát đó. Việc phân công sẽ do Viện trưởng Viện Kiểm sát tiến hành.
Do vậy, Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp là văn bản do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân ban hành khi Viện trưởng thực hiện hoạt động phân công Kiểm sát viên đại diện cho Viện Kiểm sát tham gia phiên họp về việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án, hay phiên họp tha tù trước thời hạn, phiên họp về rút thời hạn thử thách,…. trong hoạt động thi hành án hình sự.
Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp được dùng để thể hiện quyết định của Viện trưởng về việc phân công Kiểm sát viên nào trong Viện Kiểm sát tham gia phiên họp. Đây cũng chính là căn cứ để Kiểm sát viên được phân công tiến hành các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định khi tham gia phiên họp được phân công tham gia.
3. Mẫu Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp số 33/TH:
Mẫu Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp số 33/ TH được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu 33/TH Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT…………..[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../QĐ – VKS…-…[3]
………, ngày ……….. tháng………năm 20……….
QUYẾT ĐỊNH
Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp………. [4]…….
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……[2]……..
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công ông (bà)…… [5] …… Kiểm sát viên ……… [6]..……. Viện kiểm sát…….[2].…. tham gia phiên họp và thực hiện kiểm sát việc ………[4]…….của Tòa án…….. [7]…..
Điều 2. Kiểm sát viên có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án…..[7]……(để biết);
– Kiểm sát viên nêu tại Điều 1
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[8]
(Ký tên, đóng dấu)
4. Soạn thảo Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp:
Quyết định phân công kiểm sát viên tham gia phiên họp được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên phiên họp như: giảm thời hạn chấp hành án hoặc tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo…..
[5] Ghi họ và tên Kiểm sát viên; nếu có nhiều Kiểm sát viên được phân công thì ghi tên từng Kiểm sát viên
[6] Ghi chức danh pháp lý của Kiểm sát viên như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp
[7] Ghi tên Tòa án có thẩm quyền xem xét vụ việc
[8] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
5. Hoạt động của Kiểm sát viên khi tham gia phiên họp:
Trong hoạt động giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, thì Kiểm sát viên tham gia phiên họp là điều bắt buộc theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật Thi hành án hình sự năm 2015, kiểm sát việc xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án theo quy định của pháp luật; đồng thời cũng kiểm sát việc tổ chức công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, chú trọng trong những trường hợp giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.
Tương tự, đối với việc miễn chấp hành hình phạt tù, thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định cụ thể như sau: ” …..Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp….” Như vậy, việc Kiểm sát viên tham gia phiên họp là điều bắt buộc. Khi tham gia phiên họp, Kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát việc quyết định miễn chấp hành án phạt tù của Tòa án cùng cấp, bảo đảm thủ tục miễn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự và các của pháp luật khác có liên quan. Sau khi quyết định được ban hành, thì vẫn tiếp tục thực hiện kiểm sát đối với việc thi hành quyết định miễn chấp hành án phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với việc chấp hành án cải tạo không giam giữ, thì Kiểm sát viên có quyền trong việc tham gia phiên họp về việc giảm thời hạn chấp hành án, về việc miễn chấp hành án, thực hiện quyền kiểm sát về việc ban hành quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật.
Việc tham gia phiên họp của Kiểm sát viên cũng như các hoạt động kiếm sát của Viện kiểm sát trong thi hành án hình sự giúp Viện Kiểm sát thực hiện chứng năng của mình trong kiểm sát thi hành án hình sự. Việc tham gia phiên họp này góp phần đảm bảo việc thi hành các bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Và cũng thông hoạt động kiểm sát, và các hoạt động khác giúp cho Viện Kiểm sát phát hiện các vi phạm trong thi hành án hình sự để ban hành các kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm hoặc cung cấp nguồn tin ban đầu cho cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tra theo thẩm quyền.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
– Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viên trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.