Việc phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra phải dựa trên các quy định và trình tự thủ tục nhất định và có quyết định phân công bằng văn bản đó là Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra. Vậy Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra được làm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
1. Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra là gì, Mục đích của mẫu đơn?
– Điều tra viên được hiểu đơn giản chính là những người thực hiện nhiệm vụ điều tra trong hình sự theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra viên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như ủy viên tư pháp công an hay tên gọi là tổ chức tư pháp công an, ủy viên công an quân pháp,… cùng nhiều tên gọi khác nhau.
– Cán bộ điều tra được hiểu là một chức danh tư pháp, và căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34
1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên;
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự.
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như vậy cán bộ điều tra có điều kiện tham gia vào việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, và giải quyết đối với các loại hồ sơ vụ án, và ghi các biên bản tố tụng hình sự, giao gửi quyết định, lệnh… tham gia vào quá trình tiến hành tố tụng giúp cán bộ điều tra tiếp cận, hiểu bản chất của hoạt động tố tụng hình sự, trình tự tiến hành, các văn bản phải lập trong quá trình tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật, thực tiễn tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của ngành…
Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra là mẫu với các nôi dung và thông tin liên quan tới việc quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật đề ra.
2. Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
Số:……………….
………., ngày ……… tháng ………. năm………
QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG BỔ SUNG ĐIỀU TRA VIÊN,
CÁN BỘ ĐIỀU TRA TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Tôi:
Chức vụ:
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:……………………. ngày …….. tháng ……. năm ……………… của
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Phân công bổ sung Điều tra viên, cán bộ điều tra(*):
1.
Giấy chứng nhận Điều tra viên/Cán bộ điều tra số: ……… cấp ngày……. tháng …… năm
2.
Giấy chứng nhận Điều tra viên/Cán bộ điều tra số: ………. cấp ngày……. tháng …… năm
3.
Giấy chứng nhận Điều tra viên/Cán bộ điều tra số: ………. cấp ngày……. tháng …… năm thuộc Cơ quan tiến hành điều tra vụ án hình sự xảy ra tại:
Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công tiến hành điều tra vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 37, Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận:
– VKS …….
– ĐTV, Cán bộ điều tra được phân công;
– …….
– Hồ sơ 2 bản.
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu quyết định phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra – Mẫu 86/CQĐT
Luu ý: (*) Ghi rõ: Họ tên, chức danh là Điều tra viên hoặc cán bộ điều tra.
4. Một số quy định của pháp luật về phân công bổ sung điều tra viên, cán bộ điều tra:
4.1. Quy định về Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra:
Tại Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra Bộ Luạt tố tụng hình sự quy định:
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký
2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Theo đó có thể thấy, trong tố tụng hình sự thì Điều tra viên có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập và đối với xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác định sự thật của vụ án theo quy định của pháp luật, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, và với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can,
Để bảo đảm sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng, Tại quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự đã có những quy định chặt chẽ về việc thay đổi người tiến hành tố tụng. Bên canh đó, trong trong những trường hợp như: Hủy án để điều tra lại; hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… thì việc thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên đã tiến hành tố tụng trước đó hay không lại chưa được quy định cụ thể theo quy đinh của pháp luật. Thực tế thi hành đã phát sinh những vướng mắc, bất cập
4.2.Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên:
Tại Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa
Như vậy, theo căn cứ Theo quy định của Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì khi bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm bị hủy để điều tra lại thì khi xét xử sơ thẩm lại Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa đều bị thay đổi. Bên cạnh đó, trên thực tế và quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự quy dịnh, khi một vụ án bị hủy để điều tra lại thì Điều tra viên và Kiểm sát viên đã điều tra, kiểm sát điều tra hoặc thực hành quyền công tố vụ án đó lại không bắt buộc phải thay đổi theo quy đinh.
Va việc để Điều tra viên, Kiểm sát viên đã tiến hành tố tụng vụ án bị hủy đó tiếp tục tiến hành tố tụng sẽ thuận lợi hơn vì họ đã nắm chắc các tình tiết của vụ án nên việc điều tra lại hay kiểm sát điều tra lại sẽ không mất nhiều công sức bằng việc thay đổi Điều tra viên khác theo quy định
Tuy nhiên, trên thực tế, thì hầu hết các bị can, và các bị cáo và những người tham gia tố tụng đều không muốn như vậy, lí do bởi vì nếu để những Điều tra viên, Kiểm sát viên cũ tiếp tục tiến hành tố tụng thì những nhận định của họ sẽ không được khách quan và không chính xác. Thực tiễn trên thực tế có rất nhiều vụ án có dấu hiệu oan sai, thay vì tuyên bị cáo không phạm tội, mà Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm lại tuyên hủy án để điều tra lại, và khi không thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên đã tiến hành tố tụng trước đó, dẫn tới việc giải quyết vụ án không được khách quan, làm phát sinh phản ứng tiêu cực của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015