Thanh lý tài sản là việc bán tài sản, với các phương thức khác nhau để thanh lý tài sản, việc thanh lý tài sản phải dựa trên các quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản là gì?
Trong các phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định tại
Việc thanh lý tài sản được hiểu tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản (nhà, nhà để xe, nhà kho và sân) với một tổ chức bán hàng tài sản, đồng thời thường bổ sung thêm nội dung của két an toàn, động sản gia đình có giá trị để được để lại trong các ràng buộc của gia đình, bất động sản, xe hơi, và các loại tàu thuyền và các phương tiện giao thông khác như nhà lưu động… động vật, vật nuôi và bất kỳ tài sản nào khác mà tài sản có thể bao gồm.
Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản là mẫu với các nội dung đối với việc mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật với những loại tài sản khác nhau khi các cơ quan hay cá nhân có nhu cầu thanh lý với các phương thức khác nhau như niêm yết giá, chỉ định, đấu giá…
Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản là mẫu quyết định được
2. Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1)
______
Số: ……….
…….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………………
Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)
Ông (Bà)………… (4)
Căn cứ vào Điều 8 và Điều……… (5) của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số……../……../QĐ-MTTPS ngày…….. tháng…….. năm…………
Đối với:……………. (6)
Địa chỉ:……………..(7)
Xét thấy…………….(8)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mở thủ tục thanh lý tài sản đối với:………… (9)
Địa chỉ……….. (10)
2. Phương án phân chia tài sản của…….. (11) được thực hiện theo thứ tự sau đây:
– Phí phá sản là:……….. đồng;
– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và
– Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ là:…………. đồng, theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Trường hợp giá trị tài sản của………. (12) sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phá sản mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về………… (13)
3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, …….., (14) các chủ nợ có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này và những người mắc nợ của ………… (15) có quyền khiếu nại phần quyết định này liên quan đến nghĩa vụ của mình.
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và
Điều 81 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).
TOÀ ÁN NHÂN DÂN………
……….. (16)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:
– Soạn thảo đầy đủ các thông tin trong Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
Nội dung của quyết định thanh lý tài sản sẽ bao gồm những nội dung chính đó là:
+ cơ quan hành chính nhà nước có tài sản cần thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (nêu rõ số lượng, loại tài sản; giá ban đầu và giá trị còn lại theo sổ kế toán
+ lý do thanh lý tài sản
+ Hình thức thanh lý tài sản là gì (bán hay phá dỡ hay hủy bỏ)
+ trách nhiệm tổ chức thực hiện và số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được quản lý, sử dụng như thế nào (nếu có).
4. Tham khảo quy định của pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước:
4.1. Hồ sơ thực hiện bán thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước:
Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bán thanh lý tài sản cần thực hiện 01 bộ hồ sơ để đề nghị thanh lý tài sản gồm những giấy tờ sau đây:
+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: trong văn bản cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công nêu rõ những vấn đề về trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự kiến nếu xác định việc sửa chữa không hiệu quả thì dự toán chi phí sửa chữa tài sản là bao nhiêu.
+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: do cơ quan quản lý cấp trên lập, nếu có.
+ 01 bản chính danh mục tài sản đề nghị thanh lý: trong đó cần liệt kê loại tài sản, số lượng, giá ban đầu lúc mua, tình trạng của tài sản và giá trị còn lại theo sổ kế toán, lý do thanh lý.
+ 01 bản sao văn bản ghi nhận ý kiến của cơ quan chuyên môn về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa đối với tài sản là nhà và các công trình xây dựng khác chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng còn có thể sửa chữa được.
+ 01 bản sao các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản trong từng trường hợp cụ thể.
4.2. Trình tự thực hiện bán thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước:
Bước 1: Các Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bán thanh lý tài sản nộp 01 bộ hồ sơ như trên đến cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng thời hạn 30 ngày, thời hạn này được tính từ ngày nhận được tất cả hồ sơ trên thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật ra quyết định thanh lý tài sản nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc đề nghị thanh lý không phù hợp cần trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cụ thể
Bước 2: các Cá nhân, hay cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước bán thanh ý tài sản gồm:
+ Những tài sản công tại các cơ quan hành chính nhà nước do bộ, cơ quan trung ương quản lý thì bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán thanh lý tài sản theo quy định
+ Những tài sản công tại các cơ quan hành chính nhà nước nằm trong phạm vi quản lý của địa phương thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản theo quy định
Nội dung của quyết định thanh lý tài sản sẽ bao gồm những nội dung chính đó là:
+ cơ quan hành chính nhà nước có tài sản cần thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (nêu rõ số lượng, loại tài sản; giá ban đầu và giá trị còn lại theo sổ kế toán
+ lý do thanh lý tài sản);
+ hình thức thanh lý tài sản là gì (bán hay phá dỡ hay hủy bỏ);
+ trách nhiệm tổ chức thực hiện và số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được quản lý, sử dụng như thế nào (nếu có).
Bước 3: Sau khi có quyết định thanh lý tài sản, nếu việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền thì cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (gồm: một cơ quan, đơn vị thuộc quản lý của Bộ, cơ quan trung ương được giao nhiệm vụ bởi Bộ, cơ quan trung ương theo quy định và cơ quan tài chính được giao nhiệm vụ bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện) sẽ tiến hành thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản.
Tiếp theo, cơ quan hành chính nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định pháp luật trong thời hạn như sau: đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất trong thời gian 60 ngày, còn đối với các loại tài sản khác là 30 ngày tính từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định thanh lý tài sản.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: