Hoạt động kiểm tra Đảng viên tức là thực hiện tìm ra những sai sót, đồng thời để nghiêm khắc phê bình các cá nhân vi phạm, kịp thời sửa sai, khi nhận thấy Đảng viên có dấu hiệu vi phạm, thì cá nhân có thẩm quyền sẽ quyết định kiểm tra Đảng viên.
Mục lục bài viết
1. Quyết định kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là gì?
Quyết định kiểm tra Đảng viên là văn bản do Ủy ban kiểm tra thuộc Đảng ủy ban hành khi quyết định hoạt động kiểm tra Đảng viên khi biết được các dấu hiệu vi phạm của cá nhân hoặc tập thể đảng viên.
Trong Quyết định kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thể hiện các nội dung như thông tin về Đảng viên bị kiểm tra, chủ thể tiến hành kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra,…
Quyết định kiểm tra Đảng viên được sử dụng với vai trò đó là thể hiện việc Ủy ban kiểm tra đã quyết định thực hiện hoạt động kiểm tra Đảng viên, đây cũng là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra đảng viên.
2. Mẫu Quyết định kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm:
ĐẢNG ỦY …….. (1) ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ỦY BAN KIỂM TRA ……….., ngày…tháng…năm….. (2)
Số: ……..
(kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với)
Đồng chí ……. (3)
Chức vụ: ……… (4)
Đơn vị: ……..
– Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ;
– Căn cứ Quyết định số ……., ngày ……. của Bộ Chính trị về việc “ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
– Căn cứ Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ …và của UBKT…..nhiệm kỳ..;. Sau khi làm việc với tổ chức đảng……
ỦY BAN KIỂM TRA ……..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Đoàn (tổ) kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí……(3) , gồm các đồng chí: (5)
1. Đ/c ……… Trưởng đoàn (tổ trưởng)
2. Đ/c ……… Thành viên
3. Đ/c ……… Thành viên
………….
Điều 2: Nội dung kiểm tra theo tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên (nếu là cấp ủy) (tùy thông tin về DHVP để chọn nội dung kiểm tra phù hợp).
– Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày….tháng…..năm… (6)
Điều 3: Giao cho Đoàn (tổ) kiểm tra có nhiệm vụ lập kế hoạch về thời gian tiến hành, xác định nội dung cụ thể để xây dựng đề cương, hướng dẫn làm báo cáo giải trình theo quy định và báo cáo Ủy ban Kiểm tra …..xem xét, kết luận.
Đảng viên được kiểm tra làm báo cáo giải trình (bằng văn bản) theo nội dung kiểm tra; Các tổ chức đảng, cơ quan và đảng viên liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu yêu cầu của đoàn (tổ) kiểm tra.
Điều 4: (Cấp ủy quản lý đảng viên được kiểm tra), các tổ chức đảng có liên quan, các đồng chí có tên tại điều 1 và đồng chí (đảng viên được kiểm tra) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– ……………
– Như điều 4
T/M ỦY BAN KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo Quyết định kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm:
(1) Ghi tên Đảng ủy
(2) Ghi địa danh, ngày tháng ra quyết định
(3) Ghi tên của Đảng viên bị quyết định kiểm tra
(4) Ghi chức vụ của Đảng viên bị quyết định kiểm tra
(5) Ghi các thành phần của ban kiểm tra
(6) Ghi thời gian bắt đầu kiểm tra
4. Quy định về hoạt động kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm:
Hiện nay, quy định về hoạt động kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được quy định trong Quyết định số 30/QĐ- TW ngày 26 tháng 07 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Thi hành Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của đảng. Cụ thể về những nội dung sau:
Về cơ quan tiến hành kiểm tra: Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng
Theo đó, Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng có quyền kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Các dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên biết được khi có những thông tin, tài liệu thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, với chính sách, pháp luật của Nhà nước có căn cứ cho thấy đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái những quy định đó.
Ủy ban kiểm tra phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên thông qua công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế và giám sát của nhân dân; thông qua hoạt động tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng được thực hiện theo định kỳ. Bên cạnh đó, phương diện được áp dụng để phát hiện các dấu hiệu vi phạm rất hiệu quả đó chính là thông qua hoạt động tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng hoặc thông qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.
Về thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm thuộc về thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực ủy ban kiểm tra) có thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng cấp dưới.
Hiện nay, thì chỉ có thường trực ủy ban kiểm tra mới có thẩm quyền quyết định kiểm tra, nhưng các cơ quan khác của Đảng cũng có trách nhiệm trong việc phát hiện dấu hiệu vi phạm, yêu cầu quyết định kiểm tra. Theo đó, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động giám sát, kịp thời phạt hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Bên cạnh đó, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cũng qua giám sát mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì giao ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, thì đối tượng kiểm tra là: Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý.
Ủy ban kiểm tra, cá nhân có quyền kiểm tra sẽ tiến hành với những nội dung kiểm tra có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo thì thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định kết hợp đưa nội dung tố cáo thành một nội dung kiểm tra bổ sung và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với kiểm tra chấp hành của ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy cũng thực hiện tương tự như trên).Nội dung
Các đảng viên, cấp ủy viên được kết luận là vi phạm thì kỷ luật theo quy định. Theo đó, biện pháp có thể áp dụng biện pháp đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên; biện pháp này nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể nếu Đảng viên (kể cả cấp ủy viên) có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc Đảng viên bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền (Viện Kiểm sát,
Tương tự nếu cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy. Cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy.
Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt của đảng viên thuộc được thực hiện khi chi bộ và đảng ủy cơ sở đề nghị, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, thì thẩm quyền quyết định thuộc về ban thường vụ cấp ủy quản lý cán bộ đó.
Đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên do chi bộ hoặc cấp ủy cùng cấp đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định. Trong trường hợp đảng viên tham gia nhiều cấp ủy thì cấp ủy phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm đề nghị, và thẩm quyền quyết định thuộc về cấp ủy có thẩm quyền cách chức cấp ủy viên, khai trừ đảng viên.