Trong một số trường hợp cụ thể không thể mở thủ tục phá sản do có căn cứ chứng minh việc các doanh nghiệp đó vẫn có khả năng thanh toán và chưa lâm vào tình trạng phá sản thì các cơ quan có thẩm quyền cần ra quyết định không mở thủ tục phá sản. Vậy làm mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản là gì?
Phá sản được hiểu là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Là hiện tượng con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định.
Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản là mẫu với các nội dung và thông tin của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp muốn mở thủ tục phá sản, tuy nhiên khi xem xét các nội dung và các căn cứ dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp đó chưa rơi vào tình trạng phá sản. Theo đó nên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không mở thủ tục phá sản.
Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản là mẫu với các mục đích như, thể hiện ý chí và quyết định về việc không mở thủ tục phá sản trong một số trường hợp nhất định dựa trên quy định của pháp luật với mục đích để các trường hợp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật lựa chọn hình thức giải quyết đối với tình trạng của doanh nghiệp mình khi chưa lâm vào tình trạng này. Dựa trên các nguồn chứng cứ chứng minh doanh nghiệp đó chưa rơi vào tình trạng phá sản.
2. Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
TOÀ ÁN NHÂN DÂN………. (1)
Số:……/……./QĐ-MTTPS (2)
…., ngày…… tháng……. năm….
QUYẾT ĐỊNH KHÔNG MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………………
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của…… (3)
Địa chỉ:…….(4)
Đối với:……..(5)
Thụ lý số ……/……./PS-TL ngày…….. tháng…….. năm….. (6)
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Xét thấy có các căn cứ chứng minh…….. (7) chưa lâm vào tình trạng phá sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Không mở thủ tục phá sản đối với…….. (8)
Địa chỉ:…… (9)
Nơi nhận: (10)
– Người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Lưu hồ sơ PS.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN…….
Thẩm phán
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản:
(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định không mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 01/2005/QĐ-KMTTPS).
(3) Ghi tên của người làm đơn; nếu là cá nhân thì ghi thêm chữ Ông (Bà) trước khi ghi họ, tên (ví dụ: Ông Nguyễn Văn Nam);
nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên của cơ quan, tổ chức (ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Thái Bình Dương).
(4) Ghi địa chỉ của người làm đơn.
(5), (7) và (8) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(6) Ghi số và ngày, tháng, năm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(9) Ghi địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(10) Ghi tên cụ thể của những nơi nhận.
4. Một số quy định của pháp luật về không mở thủ tục phá sản:
4.1. Căn cứ mở thủ tục phá sản:
Theo Điều 4 trong
Như vậy, có thể hiểu để có đủ căn cứ mở thử tục phá sản thì doanh nghiệp và hợp tác xã được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện đó là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. theo quy định của pháp luật.
Trong đó việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ vì doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ hoặc có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Nhưng cũng theo đó nếu thuộc các trường hợp tình trạng Doanh Nghiệp chưa tới mức phải mở thủ tục phá sản, Nếu Tòa án có căn cứ để xác minh việc này thì sẽ quyết định không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hay hợp tác xã đó theo quy định của pháp luật.
4.2. Quyết định không mở thủ tục phá sản:
Quyết định không mở thủ tục phá sản đã được quy định cụ thể tại khoản 1,5,6 Điều 42 Luật Phá sản 2014. Theo đó, quyết định không mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề quyết định không mở thủ tục phá sản. Theo quy định trên thì Thẩm phán là người ra quyết định không mở thủ tục phá sản trong các trường hợp do pháp luật quy định cụ thể. Ngoài ra, dối với các trường hợp nếu doanh nghiệp hay hợp tác xã không thuộc trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó cũng sẽ không được mở thủ tục phá sản theo quy định và thảm quyền ra quyết định không mở thủ tục phá sản lúc này là Tòa án nhân dân.
Dựa trên quy định trên có thể thấy luật không có quy định yêu cầu Tòa án phải gửi hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để nghiên cứu xem xét quyết định việc kháng nghị hay không kháng nghị theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ dựa trên trên cơ sở 02 tài liệu do Tòa án chuyển thì Viện kiểm sát cùng cấp gần như không thể kiểm sát được tính có căn cứ của Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; do đó, rất khó khăn trong việc xem xét, quyết định kháng nghị hay không kháng nghị đối với Quyết định này của Tòa án. Cũng theo đó nếu trong các trường hợp muốn các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hay muốn kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản. Căn cứ dựa trên điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.”
Theo quy định trên Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án cùng cấp. Bên cạnh đó để thực hiện quyền này hiện nay là một khó khăn đối với Viện kiểm sát. Theo đó, dựa trên các quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật phá sản, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án gửi
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Luật phá sản 2014