Người bị kết án có thể được cơ quan có thẩm quyền đề nghị Chánh án của tòa án có thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, việc đề nghị đó không phải lúc nào cũng được chấp nhận hoàn toàn mà còn dựa vào sự xem xét trên nhiều yếu tố, dẫn đến có thể có sự ra đời của "Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù".
Mục lục bài viết
1. Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là gì?
Trong luật hình sự Việt Nam, hình phạt tù là hình phạt truyền thống và có lịch sử lâu đời, là hình phạt chính được quy định phổ biến trong các chế tài của luật hình sự. Hình phạt tù được chia thành 2 loại: Tù có thời hạn và tù chung thân, trong đó tù có thời hạn được hiểu là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Còn tù chung thân được hiểu là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được áp dụng với người bị kết án đang thi hành hình phạt tù, do đó cần hiểu thế nào là thi hành án phạt tù, đây “ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.” (Khoản 5, Điều 3, Luật Thi hành án hình sự). Dưới góc độ khoa học pháp lý, thi hành hình phạt tù được hiểu là hoạt động có tính chất tư pháp của các cơ quan chuyên trách thông qua việc thực hiện quy trình và biện pháp giam giữ, tác động theo quy định của pháp luật nhằm mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người bị kết án tu có thời hạn, tù chung thân để họ trở thành người lương tiện, có ích cho xã hội.
Thời hạn chấp hành hình phạt tù là khoảng thời gian mà người bị kết án phải chịu sự quản giáo của cơ sở giam giữ được ghi nhận trong bản án của
Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là văn bản do Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ban hành nhằm quyết định từ chối, không chấp nhận đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án.
Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là quyết định có ý nghĩa quan trọng, là quyết định được ban hành dựa trên kết quả thảo luận, bàn bạc của Hội đồng xét giảm, là quá trình áp dụng quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm bản thân để đưa ra quyết định. Quyết định này nhằm loại bỏ khả năng người bị kết án được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và phải tiếp tục thực hiện hình phạt theo đúng thời hạn đã ấn định (vẫn có thể được xét giảm lần sau). Đây là văn bản nhằm hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, quyết định này có thể bị kháng nghị, do đó không thể phát sinh hiệu lực liền, đây là quy định khá hợp lý khi đề cao vai trò của Viện Kiểm sát trong việc kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố.
Về thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cần chú ý:
– Về thẩm quyền đề nghị: Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
– Hội đồng xét giảm thời hạn: Chánh án
Về nguyên tắc: Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 đợt. Người chấp hành án mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần.
Trường hợp sau khi được giảm thời hạn chấp hành án mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm tiếp nhưng không quá 02 lần trong 01 năm.
Có thể thấy rằng, quy định về thủ tục giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được ghi nhận trong Luật thi hành án hình sự tuy ngắn gọn nhưng khá đầy đủ và hợp lí, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ thể có thẩm quyền đề nghị cũng như Chánh án tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đả bảo được quyền lợi cho người được xét giảm thời hạn.
2. Mẫu quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
TÒA ÁN…….(1)
—————–
Số: ……/……/QĐ-TA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm…
QUYẾT ĐỊNH
KHÔNG CHẤP NHẬN GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
TÒA ÁN……………………
Với Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà)…….
Các Thẩm phán:
Ông (Bà)…….
Ông (Bà)…… (3)
Đại diện Viện kiểm sát…………… tham gia phiên họp:
Ông (Bà)………….. Kiểm sát viên.
NHẬN THẤY:
Người bị kết án……. đang chấp hành hình phạt tù
tại Trại giam (Trại tạm giam)……….
Ngày…… tháng…… năm………………….. (4)
Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án.
Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,
XÉT THẤY:
Việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với lý do là…….. (5);
Theo hướng dẫn tại mục 3(6) Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì người bị kết án không có đủ các điều kiện được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Căn cứ vào Điều 58(7) của Bộ luật hình sự;
Căn cứ vào khoản 1 Điều 268 và Điều 269 của Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Không chấp nhận đề nghị của Trại giam (Trại tạm giam)………… về việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án………sinh ngày…… tháng…… năm……..
Trú tại:……………… (8)
Con ông…………… và bà……………..
Bị kết án……………(9) tù về tội (các tội)…………
Tại bản án hình sự…………………….(10) số……… ngày…… tháng…… năm……………..
của Tòa……………..
3. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
4. Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam)……… thi hành Quyết định này và
Nơi nhận:
– Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam)…….. (02 bản để giao cho người bị kết án 01 bản);
– Công an………………;
– VKS……………………;
– …………………………..;
– Lưu hồ sơ THA.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
3. Hướng dẫn mẫu quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (ví dụ: Số: 10/2007/QĐ-TA).
(3) Trường hợp Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gồm có hai Thẩm phán và một Hội thẩm thì ghi Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp, ghi Thẩm phán: Ông (Bà)……, Hội thẩm: Ông (Bà)…………
(4) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam) nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù (ví dụ: Ngày 06 tháng 9 năm 2007 Ban giám thị Trại giam T có văn bản số 17/… đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án).
(5) Ghi lý do đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
(6) Ghi thêm “mục 4” hoặc “mục 5”, nếu lý do đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 hoặc Điều 76 của Bộ luật hình sự.
(7) Ghi thêm “Điều 59” hoặc “Điều 76”, nếu lý do đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 hoặc Điều 76 của Bộ luật hình sự.
(8) Ghi theo địa chỉ trong bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành.
(9) Ghi mức hình phạt tù mà người bị kết án phạt tù phải chấp hành theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) năm”).
(10) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2015
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành