Trong quá trình giải quyết bồi thường có rất nhiều biểu mẫu được ban hành mang lại ý nghĩa quan trọng. Mẫu số 11/BTNN: Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường là một trong số đó. Vậy, mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường:
- 4 4. Quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường:
- 5 5. Quy định của pháp luật về hủy quyết định giải quyết bồi thường:
1. Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường là gì?
Khi các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi gây ra thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác thì cần phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình và gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình đã gây ra. Trên thực tế, khi giải quyết các vụ án liên quan đến bồi thường, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà toà án quyết định huỷ quyết định giải quyết bồi thường đã được ban hành trước đó. Trong hoàn cảnh này thì mẫu số 11/BTNN: Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường đã ra đời và có những vai trò cũng như ý nghĩa hết sức quan trọng.
Mẫu quyết định về việc hủy quyết định giải quyết bồi thường là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc hủy quyết định giải quyết bồi thường. Mẫu quyết định nêu rõ lý do hủy quyết định giải quyết bồi thường, thông tin cơ quan giải quyết bồi thường, thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định giải quyết bồi thường,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 04/2018/TT-BTP của Bộ tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
2. Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường:
Mẫu 11/BTNN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
—————-
Số:…../QĐ-…(1)…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…(2)…, ngày … tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
Hủy quyết định giải quyết bồi thường
——————–
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ khoản …(4).. Điều 48
Căn cứ ……(5)…….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy Quyết định giải quyết bồi thường số…/QĐ-.…. ngày…./…./….. của……….vì ……(6)……
Điều 2. ……(7)…… đối với vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà……(8)……
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…./…../……
Điều 4. Ông/Bà……..(8)……….và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ……..(9)…….;
-………(10)……;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi theo một trong hai căn cứ sau:
– Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết bồi thường thì ghi: “khoản 1, 2, 5”.
– Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại thì ghi: “khoản 3, 5”.
(5) Ghi văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung xác định một trong các trường hợp thuộc khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48
(6) Ghi lý do tương ứng với từng điểm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(7) Ghi “Đình chỉ việc giải quyết bồi thường” hoặc “Giải quyết lại” tương ứng với quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường để đình chỉ việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, căn cứ thực tế vụ việc ghi thêm hậu quả pháp lý của việc hủy quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tương ứng tại các điểm quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(8) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(9) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(10) Ghi họ, tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường:
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản, phục hồi danh dự cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải chịu thiệt hại trực tiếp và xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, ta nhận thấy, theo đó, chủ thể có hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước là người thực thi công vụ. Tuy nhiên, chủ thể có trách nhiệm bồi thường lại là Nhà nước. Còn đối tượng được bồi thường sẽ là cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải chịu thiệt hại trực tiếp và xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người thực thi công vụ.
Theo Điều 16
– Hành vi giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hành vi không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hành vi không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hành vi sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Ta nhân thấy, theo quy định nêu trên thì có 6 hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước. Việc nghiêm cấm các hành vi này đã góp phần quan trọng trong quá trình giải quyết bồi thường, thông qua đó, việc giải quyết bồi thường trở nên nhanh chóng, chính xác và đạt được mục đích đó là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải chịu thiệt hại trực tiếp và xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người thực thi công vụ.
5. Quy định của pháp luật về hủy quyết định giải quyết bồi thường:
Căn cứ hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường:
Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ cụ thể sau đây:
– Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường khi không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017
– Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường khi có hành vi giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
– Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường khi có hành vi giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của
Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường:
Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường được giải quyết như sau:
– Đối với trường hợp cơ quan Nhà nước chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
– Đối với trường hợp cơ quan Nhà nước đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật
– Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Căn cứ hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại:
Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ cụ thể sau đây:
– Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại khi có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
– Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 43 của Luật Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 của