Trong một số trường hợp khi có căn cứ về việc huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng. Vậy mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng là gì? Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng là gì?
Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng là mẫu văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi có căn cứ về việc huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng. Theo đó, theo quy định của pháp luật, vật chứng được hiểu là vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật tụng hình sự quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối tố với việc giải quyết vụ án. Theo Điều 89 BLTTHS năm 2015, vật chứng bao gồm: (1) Vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Đây là những vật dùng tác động lên đối tượng tội phạm để thực hiện tội phạm như dao, gậy, súng… (công cụ phạm tội) hoặc hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm như phương tiện giao thông, thông tin liên lạc (phương tiện phạm tội)…, (2) Vật mang dấu vết tội phạm như vết máu, dấu vân tay, dấu giày, dấu cạy phá…, (3) Vật là đối tượng của tội phạm mà thông qua việc tác động vào vật đó người phạm tội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định. Ví dụ: Tài sản bị chiếm đoạt, giấy tờ giả, tiền giả, các loại ma tuý…, (4) Tiền và vật khác không thuộc các loại trên nhưng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
– Về đặc điểm cơ bản của vật chứng thể hiện ở chỗ đây là những vật ở dạng vật chất, được nhận thấy qua các giác quan của con người. Vì vậy, tỉnh khách quan của vật chứng rất cao nhưng cũng rất dễ bị tác động của các điều kiện tự nhiên làm thay đổi; dễ bị làm giả, làm sai lệch v.v..
Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng là mẫu văn bản được dùng để ghi nhận quyết định về việc huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng khi cơ quan có thẩm quyền có căn cứ và có lý do về việc huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định về huỷ bỏ xử lý vật chứng.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định xử lý vật chứng:
VIỆN KIỂM SÁT..(1)
(2)…………
Số:…../QĐ-VKS…-…(3)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
____________
…, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VẬT CHỨNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ Điều 41, 106 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của(4) …… về tội…… quy định tại khoản…… Điều……. Bộ luật Hình sự;
Xét Quyết định xử lý vật chứng số…….… ngày…… tháng…. năm……… của(5)
Nhận thấy Quyết định xử lý vật chứng là không có căn cứ và trái pháp luật..(6)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định xử lý vật chứng số..… ngày…… tháng…..năm……
của (5) …………
Điều 2. Yêu cầu(7) ……… thực hiện Quyết định này theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự..(8) ./.
Nơi nhận:
– Cơ quan ra quyết định xử lý vật chứng;
– Cơ quan có thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng
– ……………………………;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (9)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án
(5): Ghi tên Cơ quan ra quyết định xử lý vật chứng
(6): Nêu rõ Quyết định xử lý vật chứng không có căn cứ, trái pháp luật như thế nào
(7): Ghi cụ thể cơ quan có thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng, Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Cơ quan ra quyết định xử lý vật chứng
(8): Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát hủy bỏ Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình thì không ghi Điều này
(9): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về huỷ bỏ quyết định xử lý vật chứng:
– Do các đặc điểm của vật chứng đã nêu ở trên nên BLTTHS quy định thủ tục thu thập và niêm phong, bảo quản vật chứng rất cụ thể, chặt chẽ. Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng khi thu thập để đưa vào hồ sơ vụ án. Đối với vật chứng không thể đưa vào hồ sơ thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc thu thập vật chứng phải được lập biên bản.
– Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Mục đích chính của việc bảo quản là bảo vệ giá trị chứng minh của chứng cứ; đồng thời bảo quản thể tại cũng nhằm bảo vệ giá trị vật chất của vật chứng. Trình tự, thủ tục bảo quản các loại vật chứng khác nhau được quy định cụ Điều 90 BLTTHS năm 2015 như sau:
+ Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án; việc niêm phong, mở niêm phong được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
+ Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lí hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.
+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc nhà nước để quản lí.
+ Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.
+ Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì
– Trách nhiệm bảo quản vật chứng thuộc về cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án (đối với vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng), cơ quan chuyên trách (đối với tài sản, vật đặc biệt), cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có vật chứng (trường hợp không đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan chuyên trách không bảo quản). Những người được giao tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường, kỉ luật hoặc trách nhiệm hình sự nếu để vật chứng bị phá niêm phong, hư hỏng, mất mát, phá huỷ… (khoản 1 Điều 90 BLTTHS năm 2015).
– Việc xử lí vật chứng được quy định tại Điều 106 BLTTHS năm 2015. Tuỳ theo tính chất của vật chứng và giai đoạn tố tụng, thẩm quyền xử lí vật chứng thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc toà án. Cụ thể:
+ Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra hoặc xét thấy việc xử lí vật chứng là cấp thiết và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì cơ quan điều tra quyết định xử lí vật chứng;
+ Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố hoặc xét thấy việc xử lí vật chứng là cấp thiết và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì viện kiểm sát quyết định xử lí vật chứng;
+ Toà án quyết định xử lí vật chứng ở giai đoạn xét xử.
– Vật chứng được xử lí bằng các biện pháp sau:(1) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy, (2) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước, (3) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy. Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lí chuyên ngành có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: