Khi nhận thấy rằng biện pháp phong tỏa tài khoản là không còn cần thiết nữa hoặc vụ án bị đình chỉ, bị cáo được tuyên vô tội thì biện pháp này sẽ được hủy bỏ. Việc hủy bỏ này được thực hiện thông qua mẫu quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
Mục lục bài viết
1. Quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản là gì?
Các biện pháp cưỡng chế có vai trò cũng như ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn quá trình thi hành án của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp phong tỏa tài khoản sẽ được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Trong quá trình phong toả tài khoản có nhiều biểu mẫu được ban hành. Mẫu quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu quyết định về việc hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin tài khoản được hủy bỏ biện pháp phong tỏa, chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định, căn cứ pháp lý ban hành quyết định, nội dung quyết định, thông tin chủ tài khoản bị phong toả,… Mẫu quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………….
…………..
Số: …………...
……, ngày…… tháng…… năm…….
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ LỆNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN
Tôi: ……
Chức vụ: ……….
Căn cứ ………….
Xét thấy việc phong tỏa tài khoản không còn cần thiết;
Căn cứ Điều 36 và Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Hủy bỏ Lệnh phong tỏa tài khoản số:……. ngày…………. tháng….. năm …. của……… đối với tài khoản của:
Họ tên: ……….. Giới tính: ………
Tên gọi khác: ……..
Sinh ngày ……… tháng ……… năm ……… tại: ……..
Quốc tịch: …..; Dân tộc: …….; Tôn giáo: ………
Nghề nghiệp: ……..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……..
cấp ngày….. tháng ……. năm …… Nơi cấp: …….
Nơi cư trú: …….
Tổ chức tín dụng/Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản bị phong tỏa, tiến hành giải tỏa tài khoản trên khi nhận được Quyết định này.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát………., Tổ chức tín dụng/Kho bạc Nhà nước …….
Nơi nhận:
– VKS……..
– Tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước
quản lý tài khoản bị phong tỏa;
– Hồ sơ 02 bản.
………………
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan, cá nhân ban hành quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
+ Thông tin về quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
+ Thông tin cá nhân bị phong toả tài khoản.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người ban hành quyết định hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản.
4. Một số quy định về phong toả tài khoản:
Theo Điều 129
“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được
3. Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
4. Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.”
Cần lưu ý rằng, pháp luật nước ta đưa ra quy định rằng ngay sau khi các chủ thể nhận được lệnh phong tỏa tài khoản thì các tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và phải thực hiện việc lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.
Còn đối với biên bản được lâp về việc phong tỏa tài khoản sẽ được tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo lập thành năm bản, trong số năm bản đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Ta nhận thấy, việc ban hành quy định về phong toả tài khoản có mục đích không cho một số tiền nhất định trong tài khoản của người bị buộc tội hoặc người có liên quan đến tội phạm mở tại các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước được tiếp tục giao dịch, nhằm loại trừ nguy cơ số tiền này trong tài khoản được chuyển nhượng đến một tài khoản khác dẫn tới sau này việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có) áp dụng đối với người bị buộc tội sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
– Đối tượng áp dụng của phong toả tài khoản bao gồm các đối tượng như sau: Đó là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự hoặc người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người buộc tội.
– Căn cứ áp dụng phong toả tài khoản: Theo quy định của pháp luật, chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản khi người bị buộc tội có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước và có căn cứ giống như biện pháp kê biên tài sản.
– Thẩm quyền và thủ tục áp dụng:
Việc phong tỏa tài sản phải được thực hiện bằng lệnh trong đó ghi rõ phong tỏa số tiền là bao nhiêu. Như vậy, phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự không có nghĩa là phong tỏa toàn bộ tài khoản, mà chỉ phong tỏa một khoản tiền nhất định mà pháp luật quy định trong tài khoản của các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự hoặc người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người buộc tội.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải giao lệnh phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và lập biên bản giao nhận lệnh phong tỏa. Thủ tục phong tỏa tài khoản được thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 129
Căn cứ Khoản 1 Điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản. Theo đó, biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.
– Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can.
– Bị cáo được
– Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Như vậy, đối với vấn đề này, ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: bản chất của biện pháp phong tỏa tài khoản không phải là một hình phạt dành cho người phạm tội mà chỉ mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế áp dụng tạm thời khi phát sinh căn cứ cần thiết phải áp dụng và đến một thời điểm căn cứ áp dụng không còn nữa cũng có nghĩa việc áp dụng biện pháp phong tỏa không còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án nên việc quy định các trường hợp hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong tố tụng hình sự nói riêng, trong hoạt động tố tụng nói chung.