Trên thực tế, trong một số trường hợp cụ thể và vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Tòa án có thể ban hành quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính. Vậy, quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính là gì?
Ngày nay, các quy định về việc hủy bản án, quyết định của
Mẫu số 42-HC: Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính là mẫu biên bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định hủy bản án sơ thẩm đối với vụ án hành chính. Mẫu nêu rõ thông tin thành phần hội đồng phúc thẩm, căn cứ pháp lý, nội dung quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính, thông tin người khởi kiện,… Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính được ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính:
Mẫu số 42-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)
Số:…../…../QĐ-PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
…., ngày…..tháng…..năm…
QUYẾT ĐỊNH
HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………….(2)
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa: Ông (Bà)…………
Các Thẩm phán: Ông (Bà)………….
Ông (Bà)…………
Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án hành chính sơ thẩm số:…/…/HC-ST ngày… tháng….năm…. của Tòa án…………… bị kháng cáo, kháng nghị như sau:
1. Ngày…. tháng….. năm…..,……..(3)
2. Ngày…. tháng….. năm…..,……..
XÉT THẤY:
Ngày…..tháng…..năm….. (hoặc tại phiên tòa phúc thẩm), người khởi kiện là: …….. có văn bản (hoặc có ý kiến) rút đơn khởi kiện.
Ngày…..tháng…..năm….. (hoặc tại phiên tòa phúc thẩm), người bị kiện là:……… có văn bản (hoặc có ý kiến) đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện và việc người bị kiện đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện là hoàn toàn tự nguyện, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Căn cứ vào Điều 234 của Luật tố tụng hành chính,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án hành chính sơ thẩm số:…/…./HC-ST ngày…. tháng…. năm….. của Tòa án nhân dân… và đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thụ lý số:…../…../TLPT-HC ngày….. tháng….. năm……. về …………, giữa:
Người khởi kiện:…………..
Địa chỉ:…………
Người bị kiện:……………..
Địa chỉ:……………
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có):…………
Địa chỉ:………….
2……………..(4)
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo quy định tại
Điều 244 của Luật TTHC;
– Lưu hồ sơ vụ án.
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm vụ án hành chính:
(1) và (2) Ghi tên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi ngày, tháng, năm kháng cáo, địa vị tố tụng và tên của người kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo là cá nhân; nếu đương sự kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó; nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…. tháng…..năm…. nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện là Công ty TNHH B, theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 2 năm 2017); nội dung kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi số, ngày, tháng, năm kháng nghị, tên Viện kiểm sát kháng nghị và nội dung kháng nghị. Nếu có cả kháng cáo, cả kháng nghị, thì ghi cả hai.
(4) Quyết định về việc chịu án phí, chi phí tố tụng (nếu có).
Ghi chú: Trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị thì phần đầu quyết định ghi: “sau khi xét xử sơ thẩm, bản án hành chính sơ thẩm số…/…/…-ST ngày…tháng…năm… của Tòa án ……….. không bị kháng cáo, kháng nghị”.
4. Một số quy định của pháp luật về hủy bản án, quyết định của Tòa án:
Về cơ bản, ta có thể hiểu việc hủy bản án, quyết định của tòa án là việc cơ quan Tòa án có thẩm quyển ra quyết định bằng văn bản nhằm mục đích chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp dưới khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót.
Khoản 3 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cũng quy định: Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất: Có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng:
Đây là căn cứ pháp lý quan trọng và đầu tiên để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại. Tuy nhiên, hiện nay, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, lại không có quy định để đưa ra các giải thích cụ thể các sai sót bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và cũng chưa đề ra tiêu chí phân biệt ranh giới giữa vi phạm nghiêm trọng với vi phạm chưa tới mức nghiêm trọng. Chính bởi do đó, việc hiểu cụ thể về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm còn có những ý kiến trái chiều, ít nhiều gây nên những tranh cãi trong quá trình giải quyết vụ án hành chính trên thực tế,
Để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chính xác thì ta có thể hiểu khái niệm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành chính như sau: vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm về mặt thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật, khách quan của vụ án không chính xác hoặc xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng luôn cần phải lưu ý, không phải tất cả các vi phạm pháp luật tố tụng hành chính của tòa án cấp sơ thẩm đều là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà những vi phạm pháp luật đó phải đến mức nghiêm trọng, tức là làm cho việc giải quyết đó thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn những vi phạm pháp luật mà không làm ảnh hưởng nghiêm trọng thì không coi là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án và chuyển hồ sơ cho tòa án cấp xét xử sơ thẩm xét xử lại.
– Trường hợp thứ hai: Phải tiến hành thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được:
Chứng cứ có những vai trò quan trọng đối với bất cứ một vụ án nào, trong vụ án hành chính chứng cứ là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp luật Việt Nam quy định mà Tòa án sẽ sử dụng để làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Trong hoạt động tố tụng hành chính, chứng cứ được xem là căn cứ quan trọng không thể thiếu để Tòa án giải quyết vụ án khách quan, chính xác và đúng pháp luật. Về nguyên tắc, các chứng cứ được sử dụng phải đáp ứng hết các tiêu chuẩn khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Khi vụ án được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã phát hiện sự tồn tại của các chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ phải hủy bản án sơ thẩm và trả hồ sơ để Tòa án sơ thẩm xét xử lại vụ án.
Qua đó, đối với căn cứ này, cần phải làm rõ nội dung thế nào là chứng cứ mới, các đặc điểm để xác định một chứng cứ được coi là mới và trường hợp nào được hiểu là Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hàng chính chưa có quy định nào nhằm xác định chứng cứ mới quan trọng trong vụ án hành chính nên việc hiểu về nó cũng còn có những lúng túng, băn khoăn nhất định dẫn đến việc áp dụng căn cứ này còn xảy ra nhiều sai sót, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải quyết vụ án hành chính. Chính bởi vì vậy, để có thể hiểu chính xác, đầy đủ nhất tất cả các băn khoăn trên là cần có sự hướng dẫn, giải thích chính danh từ các nhà làm luật.