Đối với một số trường hợp hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất với các lý do và muc đích khác nhau thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục và quy định mà pháp luật đê ra, kèm theo Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất. Vậy làm Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất theo mẫu quyết định 06:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt trục xuất:
1. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất là gì?
Căn cứ theo quy định tại
Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất là mẫu với các nội dung và thông tin về các vấn đề uyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất đối với các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định
Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính là mẫu bản quyết định được lập ra để thể hiện ý chí của người ra quyết định về việc hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính với các mục đích trừng phạt, răn đe người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, trục xuất còn ngăn ngừa khả năng tiếp tục vi phạm pháp luật của người nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin lý do hoãn, thời hạn hoãn…
2. Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất theo mẫu quyết định 06:
Mẫu quyết định số 06, ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ:
CƠ QUAN (1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …./QĐ-HQĐTX | (2) ….., ngày … tháng … năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ Điều 27
Căn cứ Điều …. Nghị định số: …/…/NĐ-CP ngày …/…/…… của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-XPHC ngày …/…/…… xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQXP ngày …/…/…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
Xét đề nghị của (4) ……………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất theo Quyết định số: …./QĐ-XPHC đối với ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: …………….. Giới tính: ……..
Ngày, tháng, năm sinh: …/…/ …….. Quốc tịch: …….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………… ;
ngày cấp: …/…./….; nơi cấp: ……
Nghề nghiệp: ……….
Nơi ở bắt buộc trong thời gian làm thủ tục trục xuất: …..
2. Thời gian hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…
3. Lý do hoãn: (5) ………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) là cá nhân được hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
a) Ông (bà) được hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.
Hết thời gian được hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này hoặc điều kiện hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất không còn, ông (bà) (6) ……………………………………………………. phải tiếp tục chấp hành hình thức xử phạt trục xuất, nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
b) Ông (bà) (6) …………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (7) ………… để tổ chức thực hiện.
3. Gửi cho (8) ………….. để biết và phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (9) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên) |
<In ở mặt sau>(*) Quyết định đã giao trực tiếp cho cá nhân được hoãn thi hành hình thức xử phạt trục xuất vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…/….
| NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ và tên) |
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất:
Mẫu này được sử dụng để ra quyết định hoãn thi hành hình thúc xử phạt trục xuất quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân được hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định.
(5) Ghi cụ thể lý do theo từng trường hợp:
– Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác
– Trường hợp bất khả kháng.
– Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
(6) Ghi họ và tên của cá nhân bị trục xuất.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan:
– Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Tên của cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
– Tên của cơ quan Công an quản lý người nước ngoài bị trục xuất.
(9) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
4. Một số quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt trục xuất:
4.1. Quy định về Trục xuất:
Tại Điều 27. Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Như vậy, Trục xuất là một hình thức xử phạt đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính với tư cách là một trong những hình thức xử phạt đối với người nước ngoài theo quy định của pháp luậ, họ vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định
Bên cạnh đó
Ngoài ra theo quy định tại
“Người nước ngoài vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nhưng Theo quy định đó thì có thể thấy, không có nghị định nào nêu rõ “mức độ vi phạm” như thế nào thì áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
4.2. Trình tự áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 10
Bước 1: Thông báo về hành vi vi phạm của người nước ngoài
Cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu phát hiện người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật mà đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoiaf thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất
Kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, trong thời hạn 07 ngày, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;
+ Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
+ Văn bản đề nghị trục xuất.
Bước 3: Quyết định xử phạt trục xuất
Kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong thời hạn ba ngày, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
Bước 4: Thi hành hình phạt trục xuất
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;
+ Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
+ Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Căn cư theo đó có thể thấy pháp luật đã có quy định rõ về các vấn đề đối với các trình tự và thủ tục áp dụng đối với hình phạt trục xuất mà các cá nhân vi phạm phải tuân thủ theo và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và ra quyết định đúng đắn đối với các trường hợp vi phạm. Trong các trường hợp hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất cũng cần tuân thủ đúng các quy định mà pháp luật đề ra.
Cơ sở pháp lý:
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.