Sau khi cưỡng chế kê biên tài sản, thì chấp hành viên phải thực hiện hoạt động định giá và giao quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng, khai thác. Việc giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác này phải được thể hiện bằng văn bản, có tên gọi là Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên.
Mục lục bài viết
1. Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên là gì?
Việc kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người thi hành án là một trong những nội dung mới được quy định tại Điều 84 Luật Thi hành án dân sự. Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình, con người không thể chạm, cầm hay nắm được và theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chính đó chính là Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy, khi thực hiện kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải nắm được các đặc thù về quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp việc chuyển giao quyền sở hữu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sở dụng trong thời gian nhất định nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của nhà nước, xã hội. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định kê biên.
Theo quy định tại Điều 84
Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ là văn bản do Chấp hành viên lập khi tiến hành giao quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên cho tổ chức, cá nhân nhất định. Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ mẫu số 44/QĐ-PTHA là dạng Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng trong thi hành án dân sự thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng.
Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ mẫu số 44/QĐ- PTHA được sử dụng để thể hiện quyết định của chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thi hành án về việc giao quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện khai thác, sử dụng. Đây là căn cứ để các chủ thể có liên quan thực hiện các hoạt động trong việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
2. Mẫu Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ số 44/QĐ- PTHA và soạn thảo Quyết định:
Mẫu Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ số 44/QĐ-PTHA được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 96/2016/TT- BQP ngày 28 tháng 06 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội. Mẫu Quyết định như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………/QĐ-PTHA
……, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ………;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …….. ngày …… tháng …… năm ……. của Tòa án ……… (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số …… ngày….tháng ….. năm …… của Trưởng phòng Thi hành án ………; (1)
Căn cứ Quyết định về việc kê biên số ………. ngày …….. tháng….năm ……. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……., (2)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho: ……….(3)
Sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ ……..(4)
Của ………(5)
Điều 2. ……(3) phải nộp số tiền là: ……cho Phòng Thi hành án ……(6) để thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. ……, người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định giao cho cá nhân, tổ chức quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên
(1) Ghi thông tin theo Quyết định thi hành án
(2) Ghi thông tin theo Quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ
(3) Ghi tên chủ thể được giao quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên
(4) Ghi tên quyền sở hữu trí tuệ bị kê biên và được chuyển giao
(5) Ghi chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ bị kê biên và được chuyển giao
(6) Ghi tên Phòng thi hành án
3. Hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong thi hành án dân sự:
Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong thi hành án dân sự là hoạt động vô cùng quan trọng, vì khi người phải thi hành án chỉ còn quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án, nếu kê biên quyền sở hữu trí tuệ đó mà không chuyển giao cho một cá nhân, tổ chức, cơ quan nhất định để họ sử dụng, khai thác mà để yên quyền sở hữu trí tuệ đó, không đưa vào khai thác thì quyền sở hữu trí tuệ không giúp thu lại bất kỳ một khoản tiền, lợi nhuận nào giúp ích cho việc thi hành án. Do vậy, pháp luật đã quy định về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ có quyền được dùng quyền sở hữu trí tuệ được giao vào trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng tương đương với việc được sử dụng thì các chủ thể này cũng có nghĩa vụ phải nộp số tiền thu được khi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh. Khoản tiền phải nộp này được tính sau khi trừ các chi phí cần thiết, mà khoản tiền này được nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Nếu xét thấy cần thiết khi thực hiện hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, thì Chấp hành viên có quyền yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động về thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thanh toán kịp thời các khoản tiền theo quy định. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân này không thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền khi đã nhận được quyền sở hữu trí tuệ do người phải thi hành án chuyển giao thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án.
Ngoài ra, tại
“Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Trường hợp Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”
Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc thù, thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nên các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên cũng phải tuân theo những quy định chung của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
– Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự