Nhằm thực hiện chính sách nhân đạo của pháp luật, Luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành án đã ghi nhận về việc xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án trọng một số trường hợp nhất định, điều này đã dẫn đến có thể có sự ra đời của "Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù".
Mục lục bài viết
1. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là gì?
Hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
Là hoạt động mang tính chất tố tụng và hành chính tư pháp rất phức tạp, nhạy cảm và có liên quan trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của công dân, thi hành hình phạt tù bao gồm toàn bộ hoạt động quản lý, giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù theo thời hạn quy định trong bản án nhằm trả về cho xã hội những con người không còn nguy hiểm, có ích cho xã hội. Do vậy, thi hành án phạt tù luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam, lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Trại giam là công cụ thi hành hình phạt tù trực tiếp của Nhà nước. Chính vì vậy, đây cũng là cơ quan có quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Bất kỳ Nhà nước của giai cấp nào cũng tổ chức trại giam (nhà tù) để giam giữ, giáo dục, cải tạo những người phạm tội. Dưới chế độ ta, trại giam là nơi quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân để họ trơ thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
Thời hạn chấp hành hình phạt tù là khoảng thời gian mà người bị kết án phải chịu sự quản giáo của cơ sở giam giữ được ghi nhận trong bản án của
Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là văn bản do Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ban hành nhằm chấp nhận hoặc chấp nhận một phần đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án.
Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là kết quả của quá trình bàn bạc, thảo luận, biểu quyết ý kiến để đưa ra quyết định cuối cùng về việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành cho người bị kết án. Đây là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật, đánh giá hồ sơ của Hội đồng xét giảm, là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, người bị kết án, thời điểm quyết định có hiệu lực, những nội dung được Hội đồng xét giảm chấp nhận sẽ được áp dụng đối với người bị kết án, tức là nếu người bị kết án được giảm thời hạn thì việc tính thời hạn sẽ theo quyết định giảm này. Quyết định này còn là sự thể hiện chính sách nhân đạo trong quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.
Để phát sinh được quyết định này phải cần sự phối hợp của cơ quan có thẩm quyền (Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.) trong việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ đề nghị và giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Chánh án
Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
Thủ tục liên quan đến quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người nước ngoài.
Nội dung về thủ tục giảm thời han chấp hành hình phạt tù được ghi nhận tại Điều 38, Luật Thi hành án hình sự, đây là nội dung quan trọng buộc cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đó, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình giảm thời hạn sẽ bị xử lý theo quy định mà điều này được thể hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhằm đảm bảo đúng trật tự pháp lý.
2. Mẫu quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN…………………………..(1)
——–
Số: ……/……/QĐ-TA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm…
QUYẾT ĐỊNH
GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
TÒA ÁN……………………
Với Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà)…………..
Các Thẩm phán:
Ông (Bà)………..
Ông (Bà)…………………. (3)
Đại diện Viện kiểm sát…………… tham gia phiên họp:
Ông (Bà)………….. Kiểm sát viên.
NHẬN THẤY:
Người bị kết án………… đang chấp hành hình phạt tù
tại Trại giam (Trại tạm giam)…………..
Ngày…… tháng…… năm………………. (4)
Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án.
Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến,
XÉT THẤY:
Việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với lý do là…………………………. (5);
Theo hướng dẫn tại mục 3(6) Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán
Căn cứ vào Điều 58(7) của Bộ luật hình sự;
Căn cứ vào khoản 1 Điều 268 và Điều 269 của Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. …………………(8) đề nghị của Trại giam (Trại tạm giam)……………… về việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án.
2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là……………………. (9)
Cho người bị kết án………………… sinh ngày…… tháng…… năm…..
Trú tại:……………. (10)
Con ông…………… và bà………………………
Bị kết án……………(11) tù về tội (các tội)…………..
Tại bản án hình sự………….(12) số……… ngày…… tháng…… năm……………
của Tòa………………..
3. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
4. Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam)………… thi hành Quyết định này và
Nơi nhận:
– Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam)…….. (02 bản để giao cho người bị kết án 01 bản);
– Công an………………;
– VKS……………………;
– …………………………..;
– Lưu hồ sơ THA.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
3. Hướng dẫn mẫu quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án hình phạt tù (ví dụ: Số: 09/2007/QĐ-TA).
(3) Trường hợp Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gồm có hai Thẩm phán và một Hội thẩm thì ghi Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp, ghi Thẩm phán: Ông (Bà)……, Hội thẩm: Ông (Bà)…………
(4) Ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam) nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù (ví dụ: Ngày 06 tháng 9 năm 2007 Ban giám thị Trại giam T có văn bản số 17/… đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án).
(5) Ghi lý do đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
(6) Ghi thêm “mục 4” hoặc “mục 5”, nếu lý do giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 hoặc Điều 76 của Bộ luật hình sự.
(7) Ghi thêm “Điều 59” hoặc “Điều 76”, nếu lý do giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 hoặc Điều 76 của Bộ luật hình sự.
(8) Ghi “Chấp nhận” nếu chấp nhận toàn bộ đề nghị của Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam); ghi “Chấp nhận một phần” nếu chấp nhận một phần đề nghị của Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam).
(9) Ghi thời hạn chấp hành hình phạt tù được giảm (ghi cả số và chữ, ví dụ “06 (sáu) tháng”).
(10) Ghi theo địa chỉ trong bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành.
(11) Ghi mức hình phạt tù mà người bị kết án phạt tù phải chấp hành theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) năm”).
(12) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2015
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành