Mẫu quyết định giảm giá tài sản là gì? Mẫu quyết định giảm giá tài sản? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định giảm giá tài sản? Một số quy định về giảm giá tài sản?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định giảm giá tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 105
Kê biên tài sản dược pháp luật hiện hành quy định là biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo việc thi hành án. Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyền về tài sản. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với đối tượng là với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản của những người thuộc các đối tượng trên đều bị kê biên.
Mẫu quyết định về việc giảm giá tài sản là mẫu bản quyết định được phòng thi hành án lập ra để quyết định về việc giảm giá tài sản.
Mẫu quyết định về việc giảm giá tài sản được cơ quan có thẩm quyền lập ra với mục đích ra quyết định về việc giảm giá tài sản kê biên để thực hiện phiên đấu giá tiếp theo trong phiên đấu giá tài sản kê biên theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với giá trị của tài sản kê biên. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin tài sản giảm giá, mức giảm giá của tài sản… Mẫu quyết định được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
2. Mẫu quyết định giảm giá tài sản:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giảm giá tài sản
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …. ngày …… tháng … năm …. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …. ngày….tháng….năm ….. của Trưởng phòng Thi hành án ….;
Căn cứ kết quả thẩm định giá của …. ngày … tháng … năm …. ;
Căn cứ kết quả bán đấu giá của … ngày … tháng … năm ….;
Xét thời hạn yêu cầu định giá lại tài sản đã hết mà đương sự không yêu cầu định giá lại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giảm giá tài sản của …..
Địa chỉ: ….
Tài sản giảm giá gồm: ….
Mức giảm giá là: …. %.
Sau khi giảm giá, tài sản có giá trị như sau: …. (tên tài sản, giá của từng loại tài sản).
Điều 2. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định giảm giá tài sản:
– Ghi rõ hành tháng năm ban hành quyết định giảm giá tài sản;
– Ghi rõ căn cứ để ban hành quyết định giảm giá tài sản;
– Phần cuối chấp hành viên ký và ghi rõ họ tên trong quyết định giảm giá tài sản;
4. Một số quy định về giảm giá tài sản:
4.1. Quy định về giảm giá tài sản:
Thứ nhất, để kê biên tài sản đã thế chấp thì phải đúng quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự, tức là trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Thứ hai, việc giảm giá tài sản đã kê biên theo quy định tại Điều 104 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
4.2. Quy định của pháp luật về định giá lại tài sản:
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì việc định giá lại tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của
Thứ hai, đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có
Thứ ba, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định (Điều 104). Như vậy, nếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự có yêu cầu định giá lại thì yêu cầu này được chấp nhận.
Trong ba trường hợp định giá lại theo các quy định trên, có hai trường hợp thuộc về quyền yêu cầu của đương sự (bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án). Đây là những quy định hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Trước đây, Pháp lệnh Thi hành án dân sự không quy định đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản mà chỉ có quyền khiếu nại về giá trước khi tài sản được bán (khoản 6 Điều 43 của Pháp lệnh). Còn trong trường hợp tài sản kê biên không bán được thì cơ quan thi hành án tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá để tiếp tục bán đấu giá.
Trong bối cảnh hiện nay, việc có thêm một chủ thể mới có thể được tham gia vào công việc thi hành án đó là tổ chức thẩm định giá. Tổ chức này đã làm thay công việc định giá tài sản kê biên vốn trước đây được giao cho cơ quan thi hành án,thì việc mở rộng quyền của đương sự đối với việc định giá lại tài sản là một yêu cầu khách quan. Mục đích của quy định quyền yêu cầu định giá lại của đương sự có thể được giải thích là để nâng cao trách nhiệm, tính khách quan của tổ chức thẩm định giá, tránh tình trạng một trong các bên đương sự thông đồng với tổ chức thẩm định giá để “làm giá” tài sản kê biên gây thiệt hại cho bên còn lại. Tuy nhiên, thực tế những quy định mới này trong một số trường hợp đã bị đương sự cố tình lợi dụng gây ra không ít khó khăn cho công tác thi hành án.
4.3. Quyền yêu cầu định giá lại tài sản của đương sự:
Trường hợp thứ nhất, quyền này được thực hiện sau khi kê biên, định giá tài sản cho đến trước khi thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu này, pháp luật thi hành án dân sự đã không có một quy định nào buộc đương sự phải nêu ra lý do làm căn cứ cho yêu cầu của mình. Hơn nữa, theo quy định trên thì việc định giá tài sản dù được thực hiện bằng hình thức nào, kể cả việc định giá do các bên tự thỏa thuận ngay tại thời điểm kê biên cũng có thể bị người phải thi hành án hoặc người được thi hành án yêu cầu định giá lại, điều này rõ ràng là không hợp lý, vì lẽ, các bên có quyền tự phá vỡ các thỏa thuận của chính mình và có thể sẽ gây thiệt hại cho phía còn lại mà không bị một ràng buộc nào về mặt pháp lý.
Trường hợp thứ hai, đương sự có thể thực hiện quyền yêu cầu định giá lại tài sản trong thời hạn mười ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành. Trường hợp này chỉ khác trường hợp thứ nhất về thời điểm và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu, còn về nội dung cũng giống như trường hợp thứ nhất. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 17 về bán đấu giá tài sản thì Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục bán đấu giá lại được tiến hành như đối với việc bán đấu giá tài sản lần đầu.
Để khắc phục những hạn chết trong quy định về quyền yêu cầu định giá lại của đương sự, theo chúng tôi pháp luật thi hành án dân sự cần phải bổ sung thêm những quy định sau:
Thứ nhất, trong trường hợp các bên đã thỏa thuận được về giá tài sản kê biên, thì cần quy định không bên nào được quyền yêu cầu định giá lại tài sản.Quy định như vậy mới tạo cho đương sự ý thức tôn trọng các thỏa thuận của chính họ đưa ra, cũng như ý thức chấp hành pháp luật nói chung.
Thứ hai, cần có quy định buộc đương sự phải nêu ra được các lý do chính đáng khi yêu cầu định giá lại tài sản. Ví dụ,khi người phải thi hành án cho rằng giá tài sản đã định là thấp và gây thiệt hại cho họ, thì họ phải có căn cứ chứng minh giá đã định là thấp hơn giá thị trường và mức thấp hơn là bao nhiêu phần trăm. Đồng thời quy định những lý do mà đương sự đưa ra phải được cơ quan thi hành án xem xét, nếu có cơ sở thì mới chấp nhận yêu cầu của đương sự.
Thứ ba, cần bổ sung thêm quy định về việc chọn tổ chức thẩm định giá tài sản trong trường hợp yêu cầu định giá lại của đương sự được chấp nhận, vì hiện nay mặc dù Luật Thi hành án dân sự quy định cho đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể việc chọn tổ chức thẩm định giá tài sản trong trường hợp này được tiến hành như thế nào và do ai chọn tổ chức thẩm định giá. Theo chúng tôi, để việc định giá tài sản được khách quan, tránh trường hợp một trong các bên đương sự thông đồng với tổ chức thẩm định giá, vì thế nên áp dụng lại quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án năm 2008.
Cơ sở pháp lý: