Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp đã có kết luận của hội đồng giám định. Vậy, quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt được làm như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt là gì?
- 2 2. Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
- 3 3. Hướng dẫn làm Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
- 5 5. Trình tự Thủ tục đề nghị giám định lại:
1. Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt là gì?
Theo pháp luật tố tụng hình sự, kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt là quyết định được đề ra để giám định lại đối với các trường hợp như au khi có kết luận của Hội đồng giám định, kết quả giám định vẫn chưa đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án theo quy định của pháp luật, hoặc đã giải quyết xong vụ án nhưng van phát sinh nhu cầu giám định lại
Mẫu số 124/HS: Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc định giá lại trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể. Mẫu quyết định được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … ……….
Số:…../QĐ-VKS…-…
……., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
GIÁM ĐỊNH LẠI TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Điều 41 và Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy……………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu……………………………… giám định lại những nội dung sau đây…………….
Điều 2. Thời hạn giám định lại là ……ngày, kể từ ngày…… nhận được Quyết định này.
Điều 3. ………. có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Kèm theo Quyết định này là hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định./.
Nơi nhận:
– Hội đồng giám định;
– Cơ quan điều tra (nếu có);
-……………………………;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
– Soạn thảo đầy đủ nôi dung trong Mẫu số 124/HS: Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt
– Viện trưởng (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt:
4.1 Quy định pháp luật về giám định lại trong vụ án hình sự:
Theo Căn cứ theo Điều 211
+ Khi có nghi ngờ việc kết quả giám định tỷ lệ thương tật lần đầu không chính xác
+ Việc giám định lại sẽ do người giám định khác thực hiện theo quy định
+ Các Cơ quan trưng cầu giám định sẽ tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Nếu người trưng cầu giám định không chấp nhận, từ chối yêu cầu giám định lại thì phải thông báo bằng văn bản và nêu lý do cho người đề nghị giám định lại
+ Nếu lần giám định đầu và lần hai có kết luận khác nhau thì người trưng cầu giám định sẽ quyết định về việc giám định lần hai
+ Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Căn cứ và thủ tục cho việc giám định lại được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ nhằm không để dẫn đến oan sai hoặc bỏ sót tội phạm.
Như vậy theo quy định như trên có thể đưa ra các nhận xét đó là việc Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định theo quy định của pháp luật Việc giám định lại sẽ do người giám định khác thực hiện theo quy định để đảm bảo tính khách quan và theo đúng các thủ tục pháp luật quy định để có kết quả giám định chính xác nhất.
Ngoài ra quy định về giám định bổ sung, trong
4.2. Quy định về giám định lại vụ án hình sự có trường hợp đặc biệt:
Theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong những trường hợp đặc biệt thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định về việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định theo quy định của pháp luật. Đối với Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án theo quy định
5. Trình tự Thủ tục đề nghị giám định lại:
5.1. Trình tự đề nghị giám định lại:
Bước 1: Để có thể giám định lại trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện qua những cách thức sau:
Bước 2: Khi vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì bạn trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị giám định lại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định và trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho các bên liên quan.
Bước 3: Khi vụ án đang trong giai đoạn xét xử, tại phiên tòa bạn có thể yêu cầu giám định lại và Hội đồng xét xử lúc này sẽ ra quyết định giám định lại hay không căn cứ theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Bước 4: Khi Hội đồng xét xử, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đồng ý với việc yêu cầu giám định lại thì chi phí giám định sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thực hiện thanh toán chi phí giám định dựa trên Điều 6 và Điều 8 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13.
5.2. Hồ sơ đề nghị giám định lại:
Theo khoản 1 Điều 26
+ Văn bản đề nghị giám định lại;
+ Tài liệu, vật chứng có liên quan (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.
Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật trong vụ án hình sự bao gồm các nội dung sau:
+ Đơn đề nghị giám định lại thương tật (về việc giám định lại phần trăm thương tật đối với bị hại là…)
+ Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
+ Họ tên người đề nghị
+ Các thông tin nhân thân của người đề nghị
+ Căn cứ để đề nghị giám định lại;
+ Chữ ký người đề nghị giám định lại.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Mẫu số 124/HS: Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về Mẫu số 124/HS: Quyết định giám định lại trong trường hợp đặc biệt.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015
Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.