Áp dụng biện pháp kê biên tài sản nhằm ngăn chặn sự tẩu tán tài sản của người phạm tội đồng thời đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm hiệu quả cho nên việc áp dụng cần nhanh chóng và kịp thời. Chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc Quyết định giải tỏa kê biên tài sản.
Mục lục bài viết
1. Quyết định giải tỏa kê biên tài sản là gì, để làm gì?
Mẫu quyết định về việc giải tỏa kê biên tài sản là mẫu bản quyết định được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền để quyết định về việc giải tỏa kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo sau khi kế thúc việc thi hành án. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin tài sản được giải tỏa... Mẫu quyết định về việc giải tỏa kê biên tài sản được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu Quyết định giải tỏa kê biên tài sản:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ………./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
……, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc giải tỏa kê biên tài sản)
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi Hành án dân sự ……..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số……… ngày…. tháng…. năm …. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …… ngày….tháng….năm …….. của Trưởng phòng Thi hành án …….;
Căn cứ Quyết định về việc kê biên số …….. ngày…. tháng….năm …… của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ………;
Căn cứ kết quả thi hành án của: ……. Địa chỉ ………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giải tỏa kê biên tài sản của: ………..
Địa chỉ: ……..
Tài sản giải tỏa kê biên gồm: ………..
Điều 2. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– UBND xã, phường…….;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn lập Quyết định giải tỏa kê biên tài sản:
– Ghi rõ các căn cứ pháp lý của Quyết định;
– Ghi rõ tên, địa chỉ của người sở hữu tài sản Giải tỏa kê biên;
– Ghi rõ các tài sản giải tỏa kê biên.
4. Quy định của pháp luật có liên quan:
4.1 Trường hợp giải tỏa kê biên:
Theo Điều 105 Luật Thi hành án dân sự quy định về giải toả kê biên tài sản thì các trường hợp thực hiện việc giải toả kê biên tài sản như sau:
“a) Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;
c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này.”
Theo đó, Chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên theo 4 trường hợp trên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ quyết định.
Khi xác định người phải thi hành án có tài sản thì chấp hành viên cần ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án. Người phải thi hành án đến nộp đủ tiền thi hành án và các chi phí thi hành án sau khi tống đạt xong quyết định cưỡng chế kê biên ngay ngày hôm sau, trong trường hợp này Chấp hành viên không phải ra quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế vì đã ra quyết định giải tỏa kê biên và trả lại tài sản đã kê biên cho họ.
4.2. Kê biên tài sản:
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo. Biện pháp này nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự; là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm kê và cấm chuyển dịch tài sản của bị can, bị cáo phạm các tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án. Kê biên tài sản được quy định rõ tại Điều 128 BLTTHS 2015.
Áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại. Không áp dụng biện pháp này đối với các bị can, bị cáo bị phạm tội mà BLHS không quy định hình phạt tiền hoặc không bị tịch thu tài sản hoặc không buộc phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp này.
Người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản:
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Nhưng lưu ý là đối với lệnh kê biên tài sản do Thủ tưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ký thì phải được
Thành phần tham gia thi hành Lệnh kê biên tài sản
Bị can, bị cáo hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can bị cáo và đại diện chính quyền địa phương xã, phường nơi có tài sản kê biên phải có mặt; Người chứng kiến là đại diện nhân dân trong khu dân cư.
Khi tiến hành kê biên, người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ tên, tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo mẫu thống nhất và nội dung ghi trong biên bản phải đảm bảo theo quy định như sau:
+ Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ ngày, tháng năm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, thành phần tham gia, nội dung của hoạt động kê biên.
+ Sau khi lập xong phải đọc lại nguyên văn biên bản cho mọi người cùng nghe để xem họ có bổ sung thêm bớt, các ý kiến này được ghi vào biên bản.
Nêu rõ lý do vào biên bản nếu không chấp nhận bổ sung. Tất cả thành phần tham gia buổi kê biên phải ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Trường hợp người tham gia trực tiếp không ký thì phải ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký biên bản.
Biên bản phải được lập thành 4 bản, một giao cho người ra lệnh kê biên, một bản giao cho chính quyền xã phường nơi có tài sản bị kê biên, một bản lưu hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4.3. Trách nhiệm quản lý tài sản kê biên:
Tài sản bị kê biên phải là tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo trong các vụ án về tội mà Bộ luật Hình sự quy định áp dụng hình phạt tiền hoặc bị can, bị cáo khi xét xử có thể bị tuyên tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật hình sự về tội “Vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản” nếu có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì . Vấn đề này thường phát sinh trong thực tế đối với những tài sản nhỏ nhưng giá trị lớn như vàng, bạc, kim cương, đá quý…người phạm tội, người thân thích của người phạm tội hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó họ bất chấp pháp luật, tài sản sau khi kê biên được giao cho họ quản lý, họ nảy ra lý do nói rằng bị mất để tẩu tán tài sản, chiếm đoạt tài sản đó, sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi giải quyết vụ án và thi hành bản án. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để kiểm soát những tài sản này sau khi kê biên để tránh việc tẩu tán tài sản gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án?
Việc xử lý tài sản kê biên được thực hiện theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Người phải thi hành án là người phải chịu các chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc kê biên tài sản.
Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS.
Như vậy việc kê biên tài sản phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật, theo đó sau khi kết thúc việc thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền phải ra Quyết định giải tỏa kê biên tài sản.