Khi muốn xử phạt một cá nhân, tổ chức thì chủ thể có thẩm quyền phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn mà pháp luật quy định. Tuy nhiên xuất phát từ nhiều lí do, chủ thể có thẩm quyền hoàn toàn có quyền gia hạn thời hạn đó và phải ban hành quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản thể hiện kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của quyết định thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính đã được thể hiện trên thực tế thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước đồng thời có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức (bị coi là có vi phạm hành chính).
Pháp luật hiện hành mặc dù không đưa ra định nghĩa quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng từ quy định về khái niệm vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, có thể định nghĩa quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là loại quyết định do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành theo thủ tục, hình thức pháp luật quy định để áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian được tính từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc được pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó, chủ thể có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt ban hành trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc kéo dài thêm một khoảng thời gian được xác định xác định là thời hạn trong một số trường hợp nhất định.
Quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản bắt buộc ban hành nếu chủ thể có thẩm quyền muốn kéo dài thời gian ra quyết định, đây là căn cứ để hợp pháp hóa mọi hoạt động của chủ thể này. Việc ra quyết định gia hạn thời hạn là cơ sở để để chủ thể này có thêm thời gian xác minh, xem xét ra quyết định một cách khách quan, chính xác hơn.
Khi xem xét đến việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cần chú ý tới thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 66
Thứ nhất, đối với vụ việc không thuộc 2 trường hợp nêu dưới đây, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định trên kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm tình tiết thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. Như vậy, trong trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền có quyền gia hạn thời hạn ra quyết định nhưng tối đa không quá 45 ngày.
Thứ hai, đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: có hay không có vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
Ba là, đối với vụ việc thuộc trường hợp 2 mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thực tế, việc quy định về gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sự không rõ ràng, thực tế, sẽ có 2 trường hợp được gia hạn, đó là trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính và cần thêm thời gian để xác minh thêm tình tiết và trường hợp vụ việc nghiệm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.
2. Mẫu quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH(1)
——————————————-
Số: ………/QĐ-GHRQĐXP
…..(2)……, ngày … tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính*
Căn cứ Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ……./BB-VPHC lập ngày …../…./……;
Xét đề nghị của(3) …………
Tôi: ……………., cấp bậc: ……………
chức vụ(4): ………, đơn vị:(4) …………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với:
<1. Họ và tên>: …………….; Giới tính: ………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………/……/…….; Quốc tịch: ………..
Nghề nghiệp: ………….
Nơi ở hiện tại: …………
Số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………..,
ngày cấp:…./…./………; nơi cấp: ………………
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ………
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Mã số doanh nghiệp: ………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………
Ngày cấp: …../…./……..; nơi cấp: …………
Người đại diện theo pháp luật(5): ……………….; Giới tính: ………..
Chức danh(6): ………
2. Thời hạn gia hạn là …………………… ngày, kể từ ngày ………/……/……..
3. Lý do gia hạn:(7) …………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(8) ……………. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm để chấp hành.
2. Giao cho(9) ……………tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH(10)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(4) Ghi chức vụ và đơn vị của người ra quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi lý do gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các trường hợp cụ thể được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ: cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(9) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
(10) Ghi chức vụ người ra quyết định./.
Cơ sở pháp lý: