Trong một số trường hợp cần phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử khi cần thiết, trong những trường hợp như vậy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Vậy mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là gì?
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là mẫu quyết định do cơ quan Toà án ban hành khi nhận thấy cần phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Khi đó, trong một số trường hợp thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thể bị kéo dài hoặc vì một hoặc một số lý do nào đó mà không thể thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì cơ quan Toà án phải ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là mẫu quyết định được dùng để đưa ra quyết định về gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành chuẩn bị xét xử, trong mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nêu rõ những thông tin về hồ sơ vụ án, thông tin về bị can, thời hạn gia hạn chuẩn bị xét xử, nội dung của quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
2. Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày…. tháng….. năm……
(1) (2)
Toà án……. Số:…../…../HSST-QĐ
QUYẾT ĐỊNH
GIA HẠN THỜI HẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ
TOÀ ÁN…………
Căn cứ vào Điều 38 và Điều 176 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số……/……/HSST ngày…… tháng…… năm…… đối với bị can: (3)
Bị Viện kiểm sát
Truy tố về tội (các tội)
Theo điểm (các điểm)….. khoản (các khoản)….. Điều (các điều)….. của Bộ luật hình sự; Xét thấy vụ án có tính chất phức tạp và cần gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử;
QUYẾT ĐỊNH:
Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án….. ngày
Nơi nhận:
– VKS………; – Bị can (các bị can)…….; – Lưu hồ sơ vụ án.
(4) (5) , kể từ ngày….. tháng….. năm…..
TOÀ ÁN……
(6) ……..
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử:
(1) Ghi tên Toà án xét xử sơ thẩm; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Toà án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Toà án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Toà án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử (ví dụ: Số: 151/2004/HSST-QĐ).
(3) Ghi họ tên, ngày… tháng… năm… sinh, nơi sinh, nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú), nghề nghiệp của bị can đầu vụ; nếu có nhiều bị can thì ghi thêm “và đồng bọn”.
(4) Ghi cả số và cả bằng chữ; đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng thì tối đa là 15 ngày; đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa là 30 ngày.
(5) Ghi ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử chưa gia hạn.
(6) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký thay thì ghi KT. Chánh án.
4. Quy định của pháp luật về gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử:
Tại Điều 277
” Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.”
– Như vậy ,theo quy định của pháp luật thì để có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định tố tụng khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật phải có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị, tức là nghiên cứu hồ sơ và giải quyết yêu cầu của những người tham gia tố tụng đồng thời tiến hành những việc cần thiết cho việc mở phiên toà sơ thẩm. Vì vậy, sau khi nhận hồ sơ vụ án đã được thụ lí, trong thời hạn 03 ngày, chánh án toà án phải phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà để kịp thời nghiên cứu hồ sơ và giải quyết những vấn đề cần thiết theo quy định của pháp luật. Thời hạn để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra một trong các quyết định như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chi vụ án là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
– Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được tính từ ngày toà án thụ lí vụ án và quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 277
–
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, thẩm phán chủ toạ phiên toà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp sung thì phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại
– Cơ sở pháp lý : Bộ luật tố tụng hình sự 2015