Để các chương trình đạt được hiệu quả, Nhà nước ta và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều quy định, hành lang pháp lý để quản lý các chương trình. Theo quy định của pháp luật, khi có căn cứ để đình chỉ hay chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài thì cần có mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
- 4 4. Một số quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài:
1. Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài là gì?
Hiện nay, việc liên kết đào tạo quốc tế vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tăng vị thế nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Ta có thể hiểu, liên kết đào tạo với nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân. Để có thể hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài thì cơ sở giáo dục phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành. Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài ra đời khi việc liên kết đào tạo với nước ngoài chấm dứt hoặc bị đình chỉ.
Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài là mẫu bản quyết định được xác lập với nhằm mục đích để quyết định về việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu được lập ra cần pahri nêu rõ tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có), tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định, các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định,… Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được ban hành theo Nghị định 15/2019/NĐ-CP của Chính phủ và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
2. Mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
Số: (3) /QĐ-….(4)…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
… (5) …, ngày …… tháng …… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ….(6)……
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (7)…….
Căn cứ ………(8)………;
Căn cứ ………(9)………;
Xét đề nghị của ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ……….(10)………
Điều … …
Nơi nhận:
– Như Điều …;
– …….;
– Lưu: VT, …. (12) A.xx (13)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (11)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(3) Số văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(5) Địa danh.
(6) Trích yếu nội dung quyết định: đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
(7) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(8) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(9) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(10) Nội dung quyết định: nội dung liên kết, lý do, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động.
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(12) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(13) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
4. Một số quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài:
4.1. Hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài:
Hiện nay, có năm hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài, bao gồm:
– Thứ nhất: Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của Việt Nam hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
– Thứ hai: Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
– Thứ ba: Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
– Thứ tư: Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
– Thứ sáu: Đào tạo một phần theo chương trình của Việt Nam hoặc theo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam, một phần theo chương trình của nước ngoài tại nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
4.2. Điều kiện đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Về ngành, nghề và trình độ đào tạo:
Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được Bộ giáo dục và đào tạo của Việt Nam cho phép thực hiện.
– Về điều kiện của đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo:
+ Đối với trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam.
+ Trong trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài quy định tại nước sở tại và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chấp thuận.
+ Đối với trường hợp đồng cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại 2 điều kiện trên.
– Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo:
+ Cơ sở vật chất phải phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành hoặc nghề, cụ thể như sau:
Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định của pháp luật. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu là 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 đến 6 m2/chỗ thực hành.
Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo.
Phòng thí nghiệm, thực nghiệm và phòng học lý thuyết chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo.
+ Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đối với chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.
– Về chương trình, giáo trình đào tạo:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu phục vụ cho việc học tập của người học.
+ Chương trình đào tạo phải được kiểm định và công nhận đạt chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
– Về đội ngũ nhà giáo:
+ Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
+ Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
+ Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo, trong đó:
Tỷ lệ học sinh, sinh viên/nhà giáo tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ.
Hai mươi học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Mười năm học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học.
Có số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo.
– Về ngôn ngữ giảng dạy và học tập:
+ Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể là tiếng Việt hoặc giảng dạy thông qua phiên dịch.
+ Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ bậc năm theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
+ Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
+ Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
Như vậy, để được đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài các tổ chức cần đáp ứng rất nhiều điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc ban hành các điều kiện nêu trên có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, đảm bảo các cơ sở đáp ứng đủ yêu cầu để liên kết đào tạo với nước ngoài và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục của Việt Nam.