Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ban hành mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ. Vậy mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
- 4 4. Những quy định liên quan đến quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
1. Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ được hiểu là các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Luật sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về các quyền sở hữu trí tuệ này.
Kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp cưỡng chế nhà nước bằng biện pháp ép buộc đối với quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp này được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của luật có thể bị phạt tiền hoặc đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thẩm quyền kê biên quyền sở hữu trí tuệ: thẩm quyền ra quyết định kê biên thuộc về Chấp hành viên của cục thi hành án.
– Đối tượng bị kê biên: quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Đối tượng này bao gồm cả trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.
– Phạm vi kê biên quyền sở hữu trí tuệ: Chấp hành viên thực hiện kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án đồng thời thu giữ các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ khác nhau của người phải thi hành án.
Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ là văn bản do Chấp hành viên của cơ quan thi hành án ban hành với nội dung bao gồm các căn cứ thực hiện cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ, nội dung quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ.
Mục đích của mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ: khi cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để cho rằng cần tiến hành cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ thì chấp hành viên ban hành mẫu quyết định này nhằm mục đích quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.
2. Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
Mẫu số 43/QĐ-PTHA
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ………/QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …….. ngày …. tháng … năm …… của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …………… ngày….. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ………;
Xét thấy …….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của: ……
địa chỉ ……..
Quyền sở hữu trí tuệ gồm: ……
Điều 2. Giao cho …. sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án để lấy tiền thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. …, người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
Người soạn thảo Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan thi hành án;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu số 43/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ, nội dung quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ.
4. Những quy định liên quan đến quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ:
Theo Điều 84
– Trường hợp không tiến hành kê biên: trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, trường hợp này Nhà nước có quyền quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian chuyển giao quyền sử dụng này Chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. Đây là trường hợp đặc biệt khi cần bảo vệ các lợi ích của nhà nước và xã hội, sau khi hết thời gian chuyển giao thì nhà nước sẽ trả lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
– Sau khi Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án, nếu các cơ quan, tổ chức cá nhân này không nộp số tiền thu được thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của Luật.
Trường hợp cần thiết và cho rằng cần có cơ quan chuyên môn quản lý thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
Nếu chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế quyền sở hữu tài sản khi chủ sở hữu quyền này đã thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án. Nếu người được chuyển giao cố ý không thanh toán khoản tiền còn lại thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cưỡng chế thanh toán số tiền này.
Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo phương pháp thỏa thuận và đấu giá, thẩm định qua tổ chức thẩm định giá và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó về phương pháp bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Trong các trường hợp định giá quyền sở hữu trí tuệ sai sót do Chấp hành viên hoặc đương sự có yêu cầu định giá lại thì việc định giá sẽ được định giá lại theo quy định của pháp luật.