Cưỡng chế là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước bắt buộc một cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hoặc không thực hiện một hoạt động nhất định. Trong hoạt động thi hành án dân sự, nếu thuộc trường hợp cần phải cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất, thì chủ thể có thẩm quyền sẽ ra Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất là gì?
Về hoạt động cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự:
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 117 của
“1. Trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án.
Khi tiến hành giao đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao.
….
3. Việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá hoặc cho người nhận quyền sử dụng đất để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, có thể hiểu biện pháp cưỡng chế giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự được áp dụng trong các trường hợp đó là: Bản án, quyết định tuyên buộc người phải thi hành án phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án; Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất từ người phải thi hành án sang người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất để thi hành án.
Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất là văn bản do chủ thể có thẩm quyền, ở đây cụ thể là Chấp hành viên ban hành trong quá trình thi hành án dân sự, khi có đủ các căn cứ để thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất theo luật định. Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất mẫu số 45/QĐ- PTHA là dạng Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất được sử dụng trong thi hành án dân sự thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng.
Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất mẫu số 45/QĐ- PTHA cũng như các văn bản Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất khác chính là văn bản thể hiện quyết định của chấp hành viên về việc cưỡng chế thi hành án, đó chính là cưỡng chế người phải thi hành án phải thực hiện chuyển giao quyền sử dụng đất cho người được thi hành án hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Đây cũng chính là văn bản được sử dụng làm căn cứ để các chủ thể khác thực hiện hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đất cũng như để bảo vệ quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất mẫu số 45/QĐ- PTHA và soạn thảo Quyết định:
Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất mẫu số 45/QĐ- PTHA được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 96/2016/TT- BQP ngày 28 tháng 06 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội. Mẫu Quyết định như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……/QĐ-PTHA
………, ngày ….. tháng ….. năm ……. (1)
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……… ngày ……. tháng …… năm ……. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……….. ngày ….. tháng …… năm……. của Trưởng phòng Thi hành án ……….; (2)
Xét thấy ………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành án đối với: ………. (3)
Địa chỉ: ………… (4)
Chuyển giao cho: ……… (5)
Địa chỉ ……..(6)
Quyền sử dụng đất gồm: ………. (7)
……… vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm …………
Điều 2. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(1) Ghi địa danh, ngày ra quyết định
(2) Ghi thông tin theo Quyết định thi hành án
(3) Ghi tên chủ thể phải thực hiện chuyển giao quyền sử dụng đất
(4) Ghi địa chỉ của chủ thể phải thực hiện chuyển giao quyền sử dụng đất
(5) Ghi tên của chủ thể nhận chuyển giao quyền sử dụng đất
(6) Ghi địa chỉ của chủ thể nhận chuyển giao quyền sử dụng đất
(7) Ghi thông tin về quyền sử dụng đất được chuyển giao
3. Hoạt động cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất:
Hoạt động cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất được quy định chi tiết tại Khoản 2 của Điều 117 Luật Thi hành án năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014. Cụ thể như sau:
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao. Ngoài ra, tùy từng vụ việc có thể có các thành phần khác như Công an, Phòng tài chính- kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng… và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp thực hiện giám sát.
Tài sản gắn liền với đất vào thời điểm hình thành trước hay sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được tháo dỡ hoặc thực hiện theo hướng dẫn của
Đối với trường hợp sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà tài sản gắn liền với đất mới hình thành thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản trên diện tích đất cần chuyển giao quyền sử dụng đất đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành các hoạt động cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác, các đương sự có thể thỏa thuận về việc mua lại tài sản hoặc lùi thời hạn tháo dỡ. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
Trường hợp sau khi tháo dỡ tài sản mà người có tài sản gắn liền với đất vẫn từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên tiến hành lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản được tháo dỡ hoặc được chuyển ra khỏi diện tích đất cần chuyển giao, giao tài sản đó cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và đồng thời
Hết thời hạn
Còn trong trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng tại quá trình giải quyết, Tòa án lại không thể hiện việc giải quyết tài sản đó trong bản án, quyết định được thi hành, tức trong bản án, quyết định của Tòa án không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó như thế nào thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản trên diện tích đất cần chuyển giao quyền sử dụng đó hoặc cơ quan thi hành án dân sự tiến hành đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để có thể giải quyết tài sản gắn liền trên đất một cách đúng đắn nhất.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014
– Thông tư số 96/2016/TT- BQP ngày 28 tháng 06 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội.