Sau đó công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học cần được ra bằng quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học. Vậy mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học là gì?
Xét nghiệm y học còn được gọi là xét nghiệm y khoa là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân.
Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc công bố kết quả, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học. Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học nêu rõ nội dung quyết định, kết quả kiểm tra…
Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được lập ra để quyết định về việc công bố kết quả, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học. Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được ban hành theo Quyết định 5588/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
2. Mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học:
BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ
KHÁM, CHỮA BỆNH
Số: …/QĐ-KCB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học áp dụng để liên thông kết quả
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP, ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 27/02/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 4518/QĐ-BYT ngày 16/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-BYT ngày /11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành nội dung công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học áp dụng để liên thông kết quả;
Căn cứ Biên bản của Đoàn kiểm tra kiểm tra, đánh giá Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học (được ban hành tại Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý chất lượng và Chỉ đạo tuyến, Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học để liên thông kết quả của Phòng xét nghiệm (tên phòng xét nghiệm), gồm nội dung sau đây:
Danh sách cơ sở đạt kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học áp dụng để liên thông kết quả xét nghiệm (kèm theo);
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Cục, đơn vị có tên tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Thứ trưởng Phụ trách (để b/c);
– Cổng TTĐT BYT, Trang TTĐT Cục QLKCB;
– Lưu: VT, KCB.
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học:
– Ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học;
– Cục trưởng ký tên và đóng dấu ở cuối quyết định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.
3. Một số quy định công bố kết quả kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học:
Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là phòng xét nghiệm) để tự đánh giá, công khai mức chất lượng của phòng xét nghiệm của đơn vị và để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá, giám sát, công bố mức chất lượng phòng xét nghiệm.
3.1. Mục tiêu:
Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá mức chất lượng của các phòng xét nghiệm y học, là công cụ để phòng xét nghiệm đánh giá việc tuân thủ theo các quy định hiện hành về quản lý chất lượng và thực hiện các hoạt động duy trì và cải tiến liên tục chất lượng phòng xét nghiệm.
– Từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giảm phiền hà, chi phí cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm trong khu vực và thế giới.
Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng phòng xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế;
– Phân loại mức chất lượng phòng xét nghiệm;
– Làm căn cứ bảo đảm sự tin cậy và liên thông kết quả giữa các phòng xét nghiệm;
– Giúp các phòng xét nghiệm xác định thực trạng công tác quản lý chất lượng xét nghiệm và xác định các công việc ưu tiên để cải tiến chất lượng;
– Cung cấp dữ liệu, căn cứ khoa học cho đầu tư, nâng cấp, phát triển phòng xét nghiệm
3.2. Phương pháp đánh giá:
– Xem xét hệ thống tài liệu, hồ sơ, cách thức sắp xếp và tổ chức hoạt động phòng xét nghiệm, bao gồm sổ tay chất lượng, các quy trình thực hành chuẩn, các loại sổ tay khác, hồ sơ nhân sự, nội kiểm, ngoại kiểm, đánh giá nội bộ, trang thiết bị, hóa chất.
– Quan sát các hoạt động của phòng xét nghiệm, đánh giá việc tuân thủ đúng các quy trình trước, trong và sau xét nghiệm
– Đánh giá việc xử lý mẫu xét nghiệm từ khi phòng xét nghiệm nhận mẫu đến khi trả kết quả cho khách hàng.
– Sử dụng các câu hỏi mở trong phỏng vấn, trao đổi và thảo luận với các cán bộ, nhân viên phòng xét nghiệm và các bộ phận liên quan, bao gồm cả bác sĩ lâm sàng.
3.3. Nguyên tắc xếp loại mức chất lượng:
Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm bao gồm 3 phần:
– Thông tin chung về phòng xét nghiệm
– Nội dung tiêu chí đánh giá
Có 12 chương, 169 tiêu chí và các tiểu mục kèm theo, gồm các tiêu chí về quản lý và kỹ thuật. Đây là các yêu cầu thiết yếu của hệ thống quản lý chất lượng, dựa vào các yêu cầu này cán bộ, nhân viên phòng xét nghiệm cũng có thể lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động cải tiến liên tục chất lượng phòng xét nghiệm
– Tóm tắt kết quả đánh giá, khuyến nghị và đề xuất kế hoạch thực hiện các hoạt động cải tiến.
– Chất lượng phòng xét nghiệm được chia thành các mức: chưa xếp mức, mức 1, mức 2, mức 3, mức 4, mức 5 căn cứ theo số điểm và tỷ lệ % so với điểm tối đa phòng xét nghiệm đạt được sau khi đánh giá.
– Số điểm phòng xét nghiệm đạt được là tổng số điểm của các tiêu chí áp dụng.
Tỷ lệ % số điểm phòng xét nghiệm đạt được = (Tổng số điểm phòng xét nghiệm đạt được x 100%)/Số điểm tối đa
– Tương ứng với mỗi mức chất lượng phòng xét nghiệm cần phải đạt được điểm tối đa trong 1 số tiêu chí đã định (tiêu chí có đánh dấu *).
– Các mức chất lượng phòng xét nghiệm:
Chưa xếp mức khi <20% điểm tối đa hoặc chưa đạt đủ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*). Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, đoàn đánh giá xem xét cân nhắc, kiến nghị phù hợp.
Mức 1 khi 20% – <35% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*) Cần khắc phục và báo cáo với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ quan quản lý trong vòng 06 tháng.
Mức 2 35% – <65% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*). Cần khắc phục và báo cáo với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ quan quản lý trong vòng 03 tháng.
Mức 3 khi 65% – <85% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***). Tiếp tục thực hiện xét nghiệm và khắc phục những điểm tồn tại.
Mức 4 khi 85% – <95% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***). Tiếp tục thực hiện xét nghiệm và khắc phục những điểm tồn tại
Mức 5 khi ≥ 95% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***). phòng xét nghiệm khắc phục những điểm tồn tại, được khuyến khích tiến tới ISO 15189.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh số
– Nghị định số 75/2017/NĐ-CP, ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
– Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 27/02/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025.