Một trong những nội dung mà cơ sở giáo dục được thực hiện là hoạt động giáo dục, theo đó để được hoạt động giáo dục phải được cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục là gì?
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai bộ phận của hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) hướng đến sự phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Chức năng trội của dạy học là trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển trị tuệ cho người học. Còn chức năng trội của hoạt động giáo dục chính là giáo dục cho học sinh ý thức về hệ thống những chuẩn mực xã hội, hình thành thái độ, niềm tin vào những chuẩn mực đó, rèn luyện những hành vi, kỹ năng, thói quen hành đồng theo chuẩn mực xã hội đề ra.
Tổ chức hoạt động giáo dục có thể được cho phép bao gồm: cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
Để được thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục, cơ sở giáo dục phải đảm bảo các điều kiện luật định, bao gồm:
– Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
– Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng đủ điều kiện
– Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục là văn bản do chủ thể có thẩm quyền cấp cho cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài khi đạt đủ các điều kiện luật định và có đề nghị gửi đến các chủ thể có thẩm quyền.
Quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục là văn bản thể hiện ý chí của chủ thể có thẩm quyền đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục, tức là cho phép, hợp pháp hóa cho hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định là kết quả của việc xem xét, đánh giá hồ sơ để đưa ra quyết định, hơn nữa đây cũng là cách thức để nhà nước quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục đặc biệt này, có tác động tới các cơ sở giáo dục trong nước với nguồn kinh phí, cơ sở vật chất thấp, sức cạnh tranh giáo dục không cao, nhưng cũng là cách thúc đầy giao lưu, học tập các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Hơn nữa, việc cấp phép cho hoạt động giáo dục là cơ sở để cấp phép thành lập.
Thủ tục để được cho phép hoạt động giáo dục được thực hiện theo quy định tại Điều 48, Nghị định 86, cụ thể:
Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: (1) Đơn đăng ký hoạt động giáo dục; (2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài; (3) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục; (4) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện; (5) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các điều kiện luật định.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này;
– Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, quy định về việc tổ chức hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài rất chặt chẽ và cụ thể, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, là căn cứ để các cơ sở giáo dục thực hiện nghĩa vụ nếu muốn thực hiện hoạt động giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
2. Mẫu quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………(1)………
………(2)………
——-
Số: ………/
……….., ngày…… tháng…… năm……..
QUYẾT ĐỊNH
Cho phép tổ chức hoạt động giáo dục của …… (3) …….
…….. (4) ……….
Căn cứ …(5) ….
Căn cứ ……
Căn cứ Nghị định số … /2018/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ …(6)……
Xét đề nghị của ….(7)…….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép: ……….(3)…………
Tên bằng tiếng Việt: ………..
Tên bằng tiếng nước ngoài:…………..
Tên viết tắt (nếu có): ……………
Địa chỉ trụ sở chính: ……………..
Tel: ……….. Fax: ………… Email:……
Tổ chức hoạt động giáo dục/đào tạo theo những nội dung sau:
1. Địa điểm hoạt động: ……………….
2. Nội dung hoạt động giáo dục/đào tạo: ……..(8)………….
3. Văn bằng/chứng chỉ được cấp: …(9)……
Điều 2. Hiệu trưởng/Giám đốc ……… (3) ……………. chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục/đào tạo, tổ chức kiểm tra/thi và cấp văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo … (2) … và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá toàn diện … của …..(2)……
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
–
–
– Lưu: ….
Quyền hạn, chức vụ của người ký
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục:
(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);
(2) Tên cơ quan cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục;
Cụ thể:
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:
+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
+ Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
(3) Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;
(4) Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục;
(5) Ghi rõ căn cứ pháp luật trực tiếp để ban hành quyết định;
(6) Quyết định thành lập cơ sở giáo dục, ghi rõ số, ký hiệu, thời điểm và cơ quan ban hành văn bản;
(7) Thủ trưởng đơn vị chủ trì trình Quyết định;
(8) Hoạt động giáo dục hoặc đào tạo được phép tổ chức;
(9) Ghi rõ loại văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận sẽ cấp.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục