Tạm dừng việc đăng ký, sử dụng tài sản là biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp người phải thi hành án trong việc thi hành án dân sự. Khi mà xét thấy không cần ngăn chặn hành vi đăng kí, sử dụng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản là gì, để làm gì?
- 2 2. Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản (Mẫu 58/QĐ-PTHA):
- 3 3. Hướng dẫn lập quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản:
- 4 4. Quy định của pháp luật về tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản:
- 5 5. Các thông tin liên quan khác:
1. Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản là gì, để làm gì?
Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản là mẫu quyết định về việc chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản đối với người phải thi hành án dân sự. Mẫu quyết định này được lập ra khi xét thấy không cần ngăn chặn hành vi đăng kí, sử dụng tài sản của người thi hành án dân sự nữa. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung chấm dứt, thông tin tài sản… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản (Mẫu 58/QĐ-PTHA):
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……../QĐ-PTHA (1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
……, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản)
CHẤP HÀNH VIÊN
(2) Căn cứ … Điều …Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ … Nghị định số ……… ngày … tháng … năm … của Chính phủ;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày ….. tháng … năm …. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số…… ngày….tháng….năm… của Trưởng phòng Thi hành án ……;
(3)Xét thấy …………,
QUYẾT ĐỊNH:
(4) Điều 1. Chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của ……
Địa chỉ: ………
Đối với tài sản ……..
Điều 2. ……., người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn lập quyết định chấm dứt tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản:
(1) Ghi rõ cơ quan ban hành quyết định, số quyết định;
(2) Ghi rõ căn cứ pháp lý của việc ban hành quyết định;
(3) Ghi rõ lý do Chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản: Xét thấy…..;
(4) Ghi rõ tên, địa chỉ của người phải thi hành án và loại tài sản;
4. Quy định của pháp luật về tạm dừng đăng ký, sử dụng tài sản:
Theo khoản 28 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản như sau:
“1. Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
2. Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
3. Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng;
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản”.
Như vậy, theo quy định trên thì Chấp hành viên phải thực hiện các trình tự, thủ tục để xác định tài sản thuộc hay không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án ngay sau khi ban hành Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế. Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trong trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì bạn cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản là của bạn. Đồng thời, đối với tài sản mà Chấp hành viên đã ra Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản thì bạn cũng có quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng những tài sản đó.
5. Các thông tin liên quan khác:
Theo quy định tại Điều 69 Luật THADS, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác trong trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Quyết định này phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng;
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc quy định thời hạn xử lý tài sản sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản nói trên trong thực tiễn đang còn gặp phải một số vướng mắc. Theo câu chữ của điều luật thì có thể hiểu, sau khi xác định được tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án (Ví dụ như khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều các trường hợp phát sinh như: hiện trạng tài sản còn chưa phân định rõ ràng, ranh giới đất còn chưa rõ ràng hoặc tài sản vẫn đăng ký đứng tên của người phải thi hành án nhưng đã bị đem đi cầm cố, thế chấp trước khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật… Nên việc xác minh thế nào cho đúng cần phải có nhiều thời gian. Chấp hành viêc phải tiếp tục tiến hành xác minh, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến tài sản mới có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc Luật quy định như trên dẫn đến khó khăn cho Chấp hành viên trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm này.
Trên thực tế, mặc dù khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhưng các bên đương sự vẫn có thể tiến hành các thỏa thuận về biện pháp và thời gian thi hành án mà không phải trường hợp nào khi đã tiến hành áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án cũng sẽ dẫn đến việc cưỡng chế thi hành án .
Chấp hành viên không thể ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp các bên đương sự đã thỏa thuận được phương thức và thời gian thi hành án mà thời gian đó dài hơn thời hạn quy định vì phải tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự. Đồng thời cũng không có căn cứ để ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án tự nguyện yêu cầu chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu đó.