Hội đồng thành viên được thành lập trong công ty Trách nhiệm hữu hạn. Để tham gia vào điều hành, lãnh đạo cần bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên. Quyết định bổ nhiệm là căn cứ để xác định chủ thể được Hội đồng thành viên bầu, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của chức danh Chủ tịch HĐTV. Cùng tìm hiểu hình thức, nội dung và cách sử dụng mẫu quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên công ty:
Chức danh này được bổ nhiệm trong hoạt động của các Công ty TNHH.
Căn cứ
Tại Điều 57
Hội đồng thành viên là tập hợp các đối tượng tham gia vào quản lý, điều hành trong công ty. Để mang đến hiệu quả phân công, phối hợp và giám sát thực hiện nhiệm vụ, cần có một thành viên được bầu làm chủ tịch.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm. Đây là thành viên của Hội đồng thành viên, họ có thể giữ một trong các chức vụ khác như kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Đặc biệt là một người có thể được bầu lại vào vị trí chức vụ với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Khi đó, họ thực hiện các chức danh của người đại diện theo pháp luật. Đương nhiên là thực hiện tham gia trong các giao dịch, các hợp đồng hoặc các hoạt động có tính chất pháp lý.
Do đó, khi có sự thay đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên, công ty cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. Trình tự, thủ tục được quy định trong quy định pháp luật có liên quan.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Chủ tịch hội đồng thành viên tiếng Anh là Chairman of the Members’ Council.
3. Mẫu quyết định mới nhất:
CÔNG TY …… ————— Số: …… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm ……
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY ………
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày …./…../….. và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ Điều lệ Công ty …………;
– Xét năng lực, phẩm chất và trình độ của Ông/Bà………,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Bổ nhiệm chức danh ………… đối với:
Ông/Bà: ……… Giới tính: ……..
Sinh ngày: ……… Dân tộc: …………
Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: ………..
Nơi cấp:……Ngày cấp: ………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .……
Nơi ở hiện tại: …………..
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
…………
…………
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Ông/Bà có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: – Ông/Bà…….; – Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; – Lưu:…… | TM. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Chủ tịch Hội đồng thành viên (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
4. Ý nghĩa sử dụng mẫu quyết định:
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên là văn bản hành chính được doanh nghiệp ban hành. Theo đó, Hội đồng thành viên thực hiện bầu ra người giữ chức vụ Chủ tịch của hội đồng.
Mục đích: để ra quyết định về việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty:
+ Chứa danh này được các thành viên của HĐTV họp và thông qua bằng biên bản đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Được chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên bổ nhiệm chủ tịch công ty.
Thông thường, quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên có thời hạn nhiệm kỳ là 05 năm. Tùy thuộc vào điều lệ hoạt động của doanh nghiệp thì thời hạn này có thể thay đổi nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 05 năm. Tuy nhiên, chủ tịch HĐTV có thể được bầu lại và số lần không hạn chế. Khi đó, nếu có sự tin tưởng trong năng lực và trình độ thì một người có thể giữ vị trí chức vụ này trong nhiều nhiệm kỳ.
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên dùng để công bố thông tin chính thức về người sẽ đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH. Khi đó, quyết định được người có thẩm quyền thay mặt ký. Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ do hội đồng thành viên bầu ra và có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty.
Khi quyết định này có hiệu lực thi hành, thì người được bầu sẽ được thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ trong tính chất công việc.
5. Hướng dẫn soạn mẫu quyết định:
Mẫu quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên cần viết chính xác họ tên, năm sinh, số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại… và vị trí chủ tịch hội đồng thành viên được bổ nhiệm. Đây là các thông tin liên quan trực tiếp để xác định chủ thể có quyền lợi, ràng buộc các trách nhiệm liên quan. Cũng như thể hiện các tiêu chuẩn, điều kiện năng lực của họ hoàn toàn xứng đáng với chức danh được bổ nhiệm.
Cần soạn thảo những điều khoản quyền và nghĩa vụ mà một chủ tịch hội đồng thành viên cần có trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Từ đó nêu cụ thể các mục đích thực hiện chức danh, cũng như xác định chung các yêu cầu công việc cơ bản.
Kiểm tra lại nội dung của doanh nghiệp được thể hiện trong thông tin của quyết định. Trình bày các thông tin của người được bổ nhiệm, các quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng thành viên phải làm. Qua đó thể hiện cơ bản các nhiệm vụ chính, các quyền hạn xác định đi kèm với chức danh.
Đề duyệt quyết định, lấy chữ ký và dấu quyết định. Được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền hoặc được thay mặt ký. Đây là chủ thể có đủ điều kiện và năng lực, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
5.1. Nội dung quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên:
Phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung. Trong đó, triển khai các thông tin liên quan, có ý nghĩa cung cấp về quyết định bổ nhiệm một chức danh.
Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên bao gồm những nội dung sau đây:
Phần đầu:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ chuẩn văn bản hành chính; Đây là yêu cầu cần có của một quyết định được doanh nghiệp ban hành, có giá trị pháp lý. Vừa đảm bảo trình bày thống nhất, hiệu quả, mang đến tính chặt chẽ về mặt bố cục.
– Tên công ty, số quyết định; Các thông tin trực tiếp xác định về doanh nghiệp đang tiến hành bổ nhiệm chức danh. Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ làm việc trong hoạt động của doanh nghiệp.
– Ngày tháng năm ra quyết định, địa danh; Thường xác định địa danh là tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động. Các thông tin giúp cung cấp ngày thực hiện hoạt động bổ nhiệm.
– Tên quyết định; Đây là quyết định bổ nhiệm…
– Căn cứ để đưa ra quyết định bổ nhiệm trên:
+ Ví dụ do điều lệ của công ty, thống nhất ý kiến theo
+ Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu hoạt động của công ty
+ Căn cứ quy định: Luật Doanh nghiệp, Quyết định của công ty,…
Các căn cứ giúp xác minh, tạo thành cơ sở thực hiện quyết định trên thực tế. Trước tiên phải phù hợp với các quy định pháp luật trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Sau là đảm bảo các nhu cầu hoạt động, hiệu quả làm việc thực tế của doanh nghiệp.
Phần nội dung của quyết định:
– Xét các tiêu chuẩn, năng lực của người được bổ nhiệm,… Các tiêu chuẩn này trở thành cơ sở thực tế được phân tích đối tượng được bổ nhiệm vào chức danh. Họ phải có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm thực tế như thế nào để đảm bảo thực hiện chức danh được bổ nhiệm.
– Nội dung bổ nhiệm: Đó là nội dung chính, bổ nhiệm chủ thể này vào chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên.
+ Bổ nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng thành viên
– Thông tin người được bổ nhiệm: Trình bày chính xác, chi tiết các thông tin liên quan đến người được bổ nhiệm.
+ Từ thông tin cá nhân, xác định danh tính: Bao gồm họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, số thẻ căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, nơi cấp ngày cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay.
+ Các thông tin về công việc, chức danh đang nắm giữ trong hoạt động doanh nghiệp.
– Quyền và nghĩa vụ của người được bổ nhiệm ở chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên.
– Trách nhiệm thi hành và hiệu lực của quyết định.
Phần kết thúc:
– Chữ ký của đại diện HĐTV đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hoặc chữ ký của Chủ doanh nghiệp đối với Công ty TNHH một thành viên.
– Đóng dấu công ty.
– Nơi nhận quyết định.
5.2 Hình thức quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên:
Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên thường được lập bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký. Vì là hình thức Quyết định nên phải tuân thủ các yêu cầu về bố cục nói chung. Phải sắp xếp các nội dung khoa học, có tính dẫn giải và kết luận cuối cùng.
Căn cứ pháp lý: