Theo quy định thì người thủ tục tố tụng thông thường, còn có một số thủ tục tố tụng đặc biệt, như thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và thủ tục rút gọn. Khi có các căn cứ để áp dụng thủ tục rút gọn, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục rút gọn là gì? Khi nào áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự?
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, được rút ngắn về thời gian tổ tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định.
Đặc điểm đầu tiên của thủ tục rút gọn, đó chính là thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông thường, pháp luật quy định một thời hạn tố tụng tối đa để tiến hành các hoạt động động tố tụng ở những giai đoạn tố tụng nhất định nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, đối với một số vụ án nhất định có thể cho phép giải quyết nhanh hơn so với thời hạn thông thường. Trong những vụ án này, pháp luật quy định một thời gian tố tụng ngắn hơn thời hạn thông thường, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thứ hai, đó chính là giản lược về thủ tục tố tụng. Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng với một số vụ án nhất định, do có sự rút ngắn về thời gian so với thủ tục thông thường, nên để phù hợp với sự rút ngắn về thời gian đó pháp luật cho phép người tiến hành tố tụng không phải tiến hành tố tụng không phải tiến hành một số hoạt động tố tụng nhất định, vì vậy nên được giản lược được một số thủ tục trong qua trình giải quyết.
Thứ ba, việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bả của tố tụng hình sự. Vì bả chất của thủ tục rút gọn vẫn là một thủ tục tố tụng trong tố tụng hình sự, nên vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung.
Vậy thủ tục rút gọn được áp dụng khi nào? Thì tại Điều 456
Thứ nhất, là khi người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú. Phạm tội quả tang được hiểu là là trường hợp người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ; trường hợp ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ và trường hợp đang bị đuổi bắt vì bị phát hiện khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm. Đang thực hiện tội phạm có thể là việc đang thực hiện hành vi làm cơ sở tiền đề liền trước hành vi phạm tội, đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc mới thực hiện được một trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm. Còn đối với trường hợp ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ, thì các hành vi trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý , tội phạm vừa mới được hoàn thành nhưng người phạm tội chưa kịp chạy trốn, hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội,… thời điểm bắt giữ có sự tiếp liền về mặt thời gian với thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện, người thực hiện hành vi phạm tội chưa rời khỏi hiện trường vụ án. Và khi người thực hiện hành vi tội phạm tự thú, tức tự ra cơ quan có thẩm quyền khai báo về hành vi phạm tội của mình.
Điều kiện thứ hai đó chính là sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định. Cụ thể thì đó là khi hành vi phạm tội thường do một người thực hiện hoặc có thể có nhiều người thực hiện nhưng là trường hợp đồng phạm giản đơn, việc xác định vai trò, vị trí của từng đối tượng dễ dàng. Người thực hiện hành vi phạm tội thường là người đã thành viên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi mà họ thực hiện thường do lỗi cố ý, yếu tố lỗi được thể hiện rõ ràng và dễ xác định. Mục đích phạm tội thường là lợi ích vật chất, động cơ vụ lợi mang tính chất nhất thời, dễ xác định,…Còn chứng cứ rõ ràng được hiểu là những chứng cứ phải ánh đầy đủ, chính xác và toàn diện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án.
Điều kiện thứ ba, tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng. Loại tội phạm này được quy định tại Điều 9
Và thứ tư, là người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, tức các đặc điểm nhân thân của người phạm tội rõ ràng, có nơi cư trú xác định.
Khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn cần phân tích đánh giá từng điều kiện trong mối quan hệ tổng thể với các điều kiện khác và chỉ quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi cả bốn tiêu chí trên đều đảm bảo.
2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mẫu số 16 – HS là gì?
Khi có các căn cứ để áp dụng thủ tục rút gọn thì cơ quan có thẩm quyền ra Quyết đinh áp dụng thủ tục rút gọn. Do đó, có thể hiểu Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mẫu số 16- HS là văn bản do Tòa án ban hành khi có đủ các căn cứ để áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết vụ án hình sự.
Tại Khoản 2 Điều 457 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
“2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.”
Như vậy, ngoài việc thể hiện sự thay đổi, áp dụng hình thức giải quyết vụ án hình sự bằng cách áp dụng thủ tục rút gọn, thì Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn cần phải gửi cho các bị cáo và người địa diện của bị cáo, người bào chữa cho bị cáo và gửi đến Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn luật định.
3. Mẫu Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mẫu số 16- HS:
Mẫu Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mẫu số 16-HS được quy định trong Phục lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––
TÒA ÁN……….(1)
–––––––––––––––
Số:…./…..(2)/QĐ-TA
………, ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN
CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN (3)………..
Căn cứ các điều 44, 456 và 457 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số: (4) ……….có đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 456 của Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số: (5) …………
Điều 2
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ra Quyết định cho đến khi kết thúc việc xét xử phúc thẩm trừ trường hợp có Quyết định khác hủy bỏ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Điều 3
Quyết định này có thể bị khiếu nại theo quy định tại khoản 5 Điều 457 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận:
– (7)…………;
– Lưu hồ sơ vụ án.
(6)……………..
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Soạn thảo Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn:
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mẫu số 16- HS được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) và (3) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) và (5) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(6) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(7) Viện kiểm sát cùng cấp, bị can (bị cáo), người đại diện của bị can (bị cáo), người bào chữa.