Trong quá trình áp dụng biện pháp khiển trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Vậy, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có nội dung như thế nào và được quy định cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách là gì?
Việc đưa ra quy định về biện pháp khiển trách trong hình sự đã góp phần đảm bảo việc áp dụng biện pháp này được hiệu quả, qua đó làm giảm số vụ việc người dưới 18 tuổi phạm tội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người phạm tội, nguy cơ tái phạm thấp. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Mẫu quyết định về việc áp dụng biện pháp khiển trách là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khiển trách. Mẫu quyết định nêu rõ biện pháp được áp dụng, nội dung quyết định áp dụng biện pháp khiển trách, chủ thể bị áp dụng quyết định áp dụng biện pháp khiển trách, thông tin hạn thực hiện nghĩa vụ khiển trách, nghĩa vụ của các đối tượng trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ khiển trách,… Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………
Số: ………..
………., ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHIỂN TRÁCH
Tôi: ……..
Chức vụ: ………….
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ………. ngày …….. tháng ……. năm ……….
của …….. đối với bị can ………… về tội: ………
quy định tại khoản ……… Điều ………. Bộ luật Hình sự.
Căn cứ Quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi số: …. ngày ……. tháng ……. năm…….. của ……….
Xét thấy (*) …….
Căn cứ Điều 91, Điều 92 và điểm …….. khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Điều 36, khoản 1 Điều 426 và Điều 427 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Áp dụng biện pháp khiển trách đối với:
Họ tên: ……….. Giới tính: ………
Tên gọi khác: ………
Sinh ngày…………tháng………năm……….tại ……..
Quốc tịch:……; Dân tộc:……..; Tôn giáo: ………
Nghề nghiệp: …….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …….
cấp ngày…………tháng………năm ………..Nơi cấp: …….
Nơi cư trú: ………
Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với ……
có sự chứng kiến của ông/bà: ………
là cha/mẹ/người đại diện hợp pháp của ……..
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ khiển trách: …….. tháng ………. ngày, kể từ ngày ………. tháng ………. năm …… đến ngày……..tháng….. năm…..
Trong thời gian thực hiện, người bị khiển trách có nghĩa vụ: Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát …….
Nơi nhận:
– VKS ………
– Người bị khiển trách;
– Cha, mẹ/người đại diện của người bị khiển trách;
– Hồ sơ 02 bản.
…………………….
Hướng dẫn soạn thảo quyết định áp dụng biện pháp khiển trách:
Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Tên biên bản: Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách.
(*) Ghi rõ căn cứ áp dụng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự.
3. Quy định về biện pháp khiển trách trong bộ luật hình sự:
3.1. Quy định của pháp luật về biện pháp khiển trách:
Khiển trách là một biện pháp giám sát giáo dục nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ.
Theo Điều 93
Pháp luật quy định không phải tất cả người dưới 18 tuổi phạm tội đều được áp dụng biện pháp khiển trách, mà họ chỉ được áp dụng biện pháp khiển trách khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
“1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật, rong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Ngoài ra, để biện pháp khiển trách được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì người bị áp dụng biện pháp khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
– Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc.
– Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
– Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Cũng cần lưu ý rằng, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách được quy định tại Điều 427
Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính sau:
– Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định.
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
– Lý do, căn cứ ra quyết định.
– Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo.
– Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự đã áp dụng.
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ”.
3.2. Đối tượng áp dụng khiển trách:
Đối tượng áp dụng của biện pháp khiển trách gồm 02 trường hợp như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 141 về Tội hiếp dâm, Điều 171 về Tội cướp giật tài sản, Điều 248 về Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 249 vềTội tàng trữ trái phép chất ma túy, Điều 250 về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 251 vềTội mua bán trái phép chất ma túy và Điều 252 về Tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật hình sự năm 2015.
– Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. Trong một vụ án đồng phạm, người tham gia có thể giữ những vai trò khác nhau như người tổ chức, chủ mưu, người thực hành, người giúp sức…tuy nhiên điều kiện áp dụng ở đây là có vai trò không đáng kể. Do vậy, thông thường thì vai trò đồng phạm ở đây sẽ là người giúp sức bởi lẽ những vai trò còn lại đều có đóng góp đáng kể trong vụ án.
3.3. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khiển trách:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp này gồm ba cơ quan có thẩm quyền cụ thể như sau:
– Cơ quan điều tra: đây là cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
– Viện kiểm sát: cơ quan tiến hành tố tụng giai đoạn truy tố vụ án hình sự.
– Tòa án: cơ quan tiến hành tố tụng có thâm quyền xét xử vụ án hình sự.
Như đã biết, biện pháp khiển trách là biện pháp áp dụng trong trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, việc miễn trách nhiệm hình sự có thể được thực hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình chứ không bắt buộc phải ở giai đoạn cuối cùng là xét xử. Khi thực hiện việc miễn trách nhiệm hình sự ở giai đoạn nào thì cơ quan có trách nhiệm ở giai đoạn đó sẽ là chủ thể có quyền quyết định áp dụng biện pháp khiển trách.
Theo quy định của pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể và tình chất, mức độ khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ cho người phải chịu khiển trách trong thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm. Và cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc khiển trách bắt buộc phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.