Trên thực tế, để một hoạt động nào đó đạt được kết quả tốt nhất thì việc thành lập hội đồng tư vấn để tham gia vào quá trình xác định, tư vấn về nội dung vấn đề cần giải quyết nhằm thưc đẩy và phát triển vấn đề một cách tối nhất. Như vậy Hội đồng tư vấn được hoạt động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn là gì?
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia sau đây gọi tắt là Hội đồng có chức năng nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân. Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn là mẫu văn bản được lập ra với nội dung bao gồm các quy chế hoạt động của hội đông tư vấn.
Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn được lập ra để quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiêm, cơ cấu tổ chức, cũng như nguyên tắc hoạt động của hội đồng và kinh phí để hoạt động hội đồng.
2. Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn chi tiết nhất hiện nay:
MẪU QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
Quy chế Hội đồng tư vấn ban hành kèm theo Quyết định số:…../QĐ-SXD ngày…..tháng……..năm bao gồm những nội dung chính sau:
1. Nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận, kiểm tra xem xét hồ sơ
b) Tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Quyền hạn:
a) Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ theo quy định của Quy chế
b) Đề nghị các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề hoàn thiện bổ sung hồ sơ theo quy định.
3. Trách nhiệm:
a) Trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng tư vấn
b) Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm về kết quả xét cấp chứng chỉ hành nghề trước Giám đốc Sở Xây dựng.
4. Cơ cấu tổ chức:
a) Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng – Chủ tịch Hội đồng
b) Cán bộ phòng chức năng của Sở Xây dựng – Ủy viên thường trực
c) Đại diện Hội nghề nghiệp – Ủy viên Hội đồng
d) Tùy trường hợp cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng mời đại diện Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các cá nhân có uy tín tham gia uỷ viên Hội đồng
e) Thư ký Hội đồng
5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức xét cấp chứng chỉ
b) Hình thức tổ chức: tổ chức họp hoặc gửi hồ sơ đến từng thành viên Hội đồng nghiên cứu cho ý kiến
c) Kết quả xét cấp có giá trị khi 2/3 thành viên của Hội đồng tư vấn đồng ý
d) Nguyên tắc xét cấp chứng chỉ: trung thực, khách quan, kịp thời, đúng thời hạn quy định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Trích từ khoản nộp lệ phí của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn:
Ghi rõ thông tin Quy chế Hội đồng tư vấn ban hành kèm theo Quyết định số:…../QĐ-SXD ngày ban hành quyết định này.
4. Một số quy định về hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia:
Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng:
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tư vấn. Ý kiến tư vấn của Hội đồng được thảo luận tập thể và do chủ tọa cuộc họp kết luận. Người chủ tọa và kết luận tại cuộc họp Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền. Những vấn đề quan trọng về tài chính, tiền tệ quốc gia có thể tác động lớn đến quốc phòng, an ninh và kinh tế – xã hội thì thành phần mời họp Hội đồng do Thường trực Hội đồng đề xuất và Chủ tịch Hội đồng quyết định. Đối với những đề án lớn, phức tạp, Hội đồng tổ chức việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà khoa học,… trước khi đưa ra Hội đồng họp thảo luận. Hội đồng họp định kỳ mỗi quý một lần vào tháng cuối quý. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng sẽ tiến hành họp đột xuất. Ngoài việc tổ chức thảo luận tập trung để các thành viên cho ý kiến trực tiếp tại các cuộc họp Hội đồng, Hội đồng có thể lấy ý kiến tham gia của thành viên bằng văn bản.
Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng. Cụ thể như sau:
Một là, Căn cứ vào chương trình công tác hàng năm của Chính phủ, Hội đồng chủ động nghiên cứu đề xuất, có ý kiến tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề nêu tại Điều 1 Quy chế này.
Hai là, Nghiên cứu, tư vấn một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách và kế hoạch tài chính, tiền tệ, quản lý và phát triển thị trường tài chính và một số vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Hội đồng.
Ba là, Nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án, chính sách, cơ chế tài chính, tiền tệ theo đề nghị của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bốn là, Tổ chức thảo luận, hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những chủ trương, chính sách, giải pháp thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ khi cần thiết.
Năm là, Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước để có thêm thông tin nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Hội đồng.
Cơ cấu thành viên Hội đồng gồm:
– Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ.
– Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp bộ một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.
– Các Ủy viên là lãnh đạo cấp bộ của một số bộ, ngành liên quan và một số chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
– Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng, gồm:
+ Tổ trưởng là lãnh đạo Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Các tổ phó và tổ viên gồm cán bộ của một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.
– Các thành viên Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhân sự cụ thể do Thường trực Hội đồng đề xuất, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và Phó Chủ tịch Hội đồng:
– Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức và chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng để thảo luận và tổng hợp kết luận các vấn đề để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham khảo ý kiến của chuyên gia, doanh nhân, nhà khoa học… trong và ngoài nước để tập hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đưa ra Hội đồng xem xét, cho ý kiến.
– Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền để tổ chức và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng; ký các văn bản về tổ chức hoạt động của Hội đồng; các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận các cuộc họp; thường trực Hội đồng, chỉ đạo trực tiếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.
– Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giao.
Ngoài ra, Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng là tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng cũng như các hoạt động khác của Hội đồng và chuẩn bị ý kiến về các vấn đề nêu trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Những thành viên vắng mặt cuộc họp phải có báo cáo Chủ tịch Hội đồng thông qua Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng. Có quyền tranh luận thẳng thắn dựa trên tinh thần xây dựng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Ý kiến của thành viên Hội đồng tại cuộc họp được ghi chép, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với kết luận của Chủ tịch Hội đồng. Được cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ để nghiên cứu, đóng góp ý kiến và chịu trách nhiệm bảo mật về các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm vụ của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng là xây dựng chương trình làm việc của Hội đồng trong 5 năm, hàng năm và nội dung các cuộc họp Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Đôn đốc các bộ, ngành chuẩn bị báo cáo những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng; Tổ thư ký phải gửi tài liệu cần thiết cho các thành viên Hội đồng; tổng hợp ý kiến thảo luận của thành viên Hội đồng, đại diện các ban, ngành, các chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà khoa học về các vấn đề, đề án cần xin ý kiến. Chuẩn bị các văn bản
Như vậy, Chế độ phối hợp và quan hệ công tác giữa Hội đồng với các bộ, ngành thì hội đồng phối hợp với các bộ, ngành chủ trì tổ chức nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo và đề án chính sách tài chính, tiền tệ để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề án, báo cáo cho các thành viên Hội đồng thông qua Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và trực tiếp báo cáo, giải trình những nội dung liên quan đến các đề án tại cuộc họp của Hội đồng. Hội đồng có trách nhiệm thông báo ý kiến của Hội đồng cho các bộ, ngành có báo cáo, đề án và gửi Văn phòng Chính phủ. Văn bản báo cáo của Hội đồng do Chủ tịch ký sử dụng dấu của Chính phủ, do các Phó Chủ tịch ký sử dụng dấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; văn bản hành chính do Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng ký sử dụng dấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Văn phòng Chính phủ (hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) gửi giấy mời, tài liệu liên quan đến cuộc họp và phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu có) để đảm bảo các điều kiện phục vụ các cuộc họp của Hội đồng.