Phụ lục hợp đồng lao động được sử dụng khi bạn muốn bổ sung, sửa đổi một số điều trong nội dung của bản Hợp đồng lao động đã được ký kết trước đó sau khi người lao động và người sử dụng lao động có những thỏa thuận riêng trong việc sửa đổi các điều khoản lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- 2 2. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động:
- 3 3. Các lưu ý khi soạn phụ lục hợp đồng lao động:
- 4 4. Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng lao động?
- 5 5. Phụ lục hợp đồng lao động được phép ký lại tối đa mấy lần?
- 6 6. Có cần báo trước khi ký phụ lục hợp đồng lao động không?
1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Khoản 1, 2 Điều 22 của Bộ luật lao động 2019 có quy định về
“1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có giá trị pháp lý ngang hàng với hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi ký phụ lục hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
– Nội dung trong phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng lao động.
– Khi có mong muốn sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng lao động thì bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động phải báo trước cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung (Điều 33 Bộ Luật Lao động 2019)
– Không sử dụng phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trong trường hợp NLĐ và người sử dụng lao động muốn kéo dài thời gian của hợp đồng hơn so với hợp đồng gốc đã ký trước đó thì 2 bên chỉ có thể giao kết với nhau một hợp đồng có thời hạn khác chứ không được ký phụ lục hợp đồng lao động để kéo dài thời hạn hợp đồng.
Các loại phụ lục hợp đồng lao động:
Phụ lục hợp đồng lao động có 2 loại:
– Phụ lục hợp đồng lao động mà nội dung quy định chi tiết một số điều, khoản trong hợp đồng lao động;
– Phụ lục hợp đồng lao động mà nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản trong hợp đồng lao động
2. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động :
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
… , ngày… tháng… năm …
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số:…
Căn cứ theo Hợp đồng lao động số … ký giữa Công ty …và ông/bà…;
Căn cứ theo nhu cầu thoả thuận và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm …Chúng tôi, một bên là:
Ông/Bà:… Quốc tịch:…
Chức vụ:…
Đại diện cho (1):.. Điện thoại:…
Địa chỉ:…
Và một bên là:
Ông/Bà:… Quốc tịch:…
Sinh ngày:… Tại…
Nghề nghiệp (2):…
Địa chỉ thường trú:…
Số CMTND: …Cấp ngày:… Tại:…
Số sổ lao động (nếu có):… Cấp ngày:… Tại:…
Căn cứ Hợp đồng lao động số…. ký ngày…./…./…. và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
- Nội dung thay đổi (ghi rõ nội dung gì, thay đổi như thế nào…): …
Ví dụ:
– Thay đổi mức tiền lương, tiền công từ …lên …
– Thay đổi vị trí làm việc từ … đến …
– Thay đổi mức phụ cấp, thay đổi chức vụ đảm nhiệm từ … thành …
– Thay đổi thời hạn của hợp đồng lao động, gia hạn hợp đồng thêm … tháng/năm kể từ ngày …
- Thời gian thực hiện (ghi rõ nội dung ở mục 1 nêu trên có hiệu lực trong bao nhiêu lâu): …
Phụ lục này là bộ phận của hợp đồng lao động số…, được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động.
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký tên, đóng dấu) |
3. Các lưu ý khi soạn phụ lục hợp đồng lao động:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn có thể có những thay đổi và điều đó được điều chỉnh tại Phụ lục hợp đồng lao động. Đây là một bộ phận không tách tời của hợp đồng lao động và có hiệu lực pháp lý ngang bằng hợp đồng lao động. Để tránh mọi tranh chấp không đáng có phát sinh, trong việc soạn thảo phụ lục HĐLĐ, người sử dụng lao động cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định để giải thích, diễn giải các điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng quy định của phụ lục dẫn đến cách hiểu khác thì các bên ưu tiên thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động đã quy định trước đó;
– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định để sửa đổi, bổ sung một số điều của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung trước và sau khi sửa đổi những điều khoản đó và thời điểm có hiệu lực/ thời điểm bắt đầu thực hiện.
– Về thời hạn báo trước: Nếu một trong các bên muốn sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo trước cho bên kia biết ít nhất 03 ngày làm việc. Kể cả việc gia hạn hợp đồng.
– Trường hợp thoả thuận không thành: Nếu các bên không thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết.
– Việc thống nhất, truyền đạt văn bản phụ lục có thể bằng email, điện thoại, biên bản làm việc, tuy nhiên, kết quả cuối cùng các bên vẫn phải ký xác nhận với nhau trên phụ lục hợp đồng để làm tài liệu đối chứng.
* Về nội dung của phụ lục hợp đồng lao động:
– Phụ lục không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
– Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.
Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.
– Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
* Về thời gian báo trước khi ký phụ lục:
– Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động: Không quy định thời gian báo trước.
– Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động: Bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận (Điều 33 Bộ luật Lao động 2019).
4. Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng lao động?
Theo như Điều số 33
Khi sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng lao động
- Trong khi toàn bộ quá trình đã được thực hiện ký kết của hợp đồng lao động. Nếu như một trong 2 bên nếu có đưa ra yêu cầu sửa đổi hay bổ sung thêm vào nội dung của hợp đồng lao động. Lúc này chúng ta phải thông báo cho bên còn lại biết ít nhất 03 ngày kể từ khi làm việc về toàn nội dung cần sửa đổi hay bổ sung.
- Trường hợp nếu hai bên đã thỏa thuận được thì vấn đề ở đây là về việc sửa đổi hay bổ sung nội dung của hợp đồng lao động. Chúng được tiến hành bằng chính việc ký kết về phụ lục hợp đồng lao động, giao kết
hợp đồng lao động mới . - Trường hợp nếu hai bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hay bổ sung thêm vào nội dung của hợp đồng lao động. Tiếp theo đó là phải thực hiện tiếp tục thực hiện của hợp đồng lao động đã giao kết.”
Như vậy, nếu như hợp đồng mà không bắt buộc phải có phụ lục đầy đủ. Mà lúc này có đúng 02 trường hợp mà hợp đồng cần phải có toàn bộ phụ lục:
- Quy định chi tiết về một số điều khoản trong chính hợp đồng. Và toàn bộ nội dung của phụ lục phải không được phép trái với toàn bộ nội dung của hợp đồng.
- Khi tiến hành sửa đổi và bổ sung vào một số điều khoản được ký kết của hợp đồng. Loại phụ lục mới này thường được lập ra sau khi mà hợp đồng được lập ra nhằm tùy thuộc thay đổi hay sửa đổi các nội dung ban đầu của chính hợp đồng…
Như vậy, tính từ chính ngày 01/7/2022, Nghị định số 38/2022 được tăng lương tối thiểu vùng cho chính người lao động. Chính doanh nghiệp có thể lập phụ lục hợp đồng để có thể sửa đổi. Nếu bổ sung thêm mục mức lương dành cho người lao động để được điều chỉnh lương.
5. Phụ lục hợp đồng lao động được phép ký lại tối đa mấy lần?
Căn cứ theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 tại Điều 22 quy định chi tiết về phụ lục hợp đồng lao động. Tuy nhiên phụ lục hợp đồng lao động lại bị giới hạn bởi số lần lập theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 25 quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động như sau:
“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.”
Theo quy định trên thì thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Nếu doanh nghiệp dùng phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp đang làm sai quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2019 và nghị định 05/2015/NĐ-CP.
6. Có cần báo trước khi ký phụ lục hợp đồng lao động không?
Theo nội dung tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp 2 bên đã thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.”
Như vậy, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động phải ký phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi bổ sung, quy định chi tiết nội dung của hợp đồng lao động thì bên phải báo trước 3 ngày làm việc về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.