Các bên khi ký kết hợp đồng, trong quá tình thực hiện có nhiều yếu tố phát sinh không lường trước được nên hoàn toàn có thể bổ sung các thông tin đó, kể cả việc gia hạn thời hạn thanh toán cũng có thể thực hiện theo cách này. Vậy, Mẫu phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán hiện nay chứa đựng nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán:
Hiện nay, hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán được các bên ưu tiên thực hiện vì mục đích muốn tạo điều kiện cho bên đến hạn thực hiện nghĩa vụ có thời gian chuẩn bị thêm về việc thanh toán. Trong bài viết này, Luật Dương Gia cung cấp mẫu phụ lục gia hạn thời gian thanh toán như sau:
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số……../PLHĐ
Căn cứ theo HĐKT số……. đã ký ngày…/…/…..
Căn cứ nhu cầu thực tế 2 bên
Hôm nay, ngày …/…/…… tại…..Chúng tôi gồm có:
BÊN THUÊ/MUA/SỬ DỤNG DỊCH VỤ (Bên A):
CÔNG TY……
Đại diện: Ông/Bà…….
Chức vụ: ……
Địa chỉ:……
Điện thoại:…… Fax:.…..
Mã số thuế:……..
Số tài khoản:………
BÊN CHO THUÊ/BÁN/CUNG CẤP DỊCH VỤ (Bên B):
CÔNG TY……
Đại diện: Ông/Bà…….
Chức vụ:…….
Địa chỉ:……
Điện thoại: …….Fax:……..
Mã số thuế:………
Số tài khoản:…….
Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ Lục HĐMB số ……. về gia hạn hợp đồng đã ký số …., ngày….., tháng….năm……..cụ thể như sau:
1……
2.…….
3…….
4…….
5. Điều khoản chung :
5.1 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số…….
5.2 PLHĐ được lập thành ……. bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản
5.3 Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng ….. số …..và có giá trị kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Một số lưu ý khi viết phụ lục gia hạn hợp đồng:
– Với những nội dung đã được gợi ý trong mẫu sẵn thì cá nhân cần dựa theo đó và điền đầy đủ thông tin của mình theo giấy tờ, số hợp đồng sẽ ghi theo hợp đồng gốc mà các bên đang cần làm phụ lục;
– Phải hiểu rằng, phụ lục hợp đồng được biết đến là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự với mục đích là quy định chi tiết hoặc bổ sung, tiến hành sửa đổi điều khoản cho hợp đồng, nên trong phần nội dung hợp đồng các bên phải ghi đầy đủ các thông tin mà các bên muốn bổ sung thêm cho hợp đồng;
– Để đảm bảo sự thống nhất trong nội dung phụ lục thì cá nhân cần phải ghi rõ là gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng từ thời điểm nào đến thời điểm nào để có căn cứ đối chiếu thông tin trên giấy tờ thỏa thuận với những hoạt động trên thực tế.
2. Có phải tất cả phụ lục gia hạn thời gian thanh toán đều công chứng?
Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 thì hoạt động xây dựng phụ lục hợp đồng được thực hiện như sau:
+ Cá nhân khi xây dựng hợp đồng hoàn toàn có thể lập phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Xét về giá trị pháp lý thì phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Đặc biệt khi thành lập các nội dung của phụ lục hợp đồng cần đảm bảo sự thống nhất và không được trái với nội dung của hợp đồng;
+ Theo quy định thì phụ lục hợp đồng chứa đựng những điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi;
Đồng thời, các đối tượng ký kết hợp đồng phải tuân thủ nội dung quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng như sau:
+ Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác;
+ Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong khi, phụ lục gia hạn hợp đồng là một phần của hợp đồng, với mục đích là ghi nhận thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng, khi phụ lục được xây dựng hợp lệ thì được áp dụng theo những gì đã thỏa thuận.
Vì vậy, giao kết hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự, nên tùy thuộc các bên ký kết loại hợp đồng nào thì sẽ có quy định về việc có bắt buộc công chứng hay không thì hợp đồng mới có hiệu lực. Xét đến trường hợp, hợp đồng mà trước đó đã có bắt buộc về việc công chứng thì phụ lục gia hạn hợp đồng cũng cần phải được công chứng; Còn trong những hợp đồng giao kết không thuộc trường hợp phải công chứng chứng thực thì phụ lục gia hạn hợp đồng cũng không bắt buộc công chứng.
3. Đã gia hạn thời gian thanh toán trong phụ lục hợp đồng nhưng không trả nợ đúng hạn thì sẽ đối diện với vấn đề gì?
Hiện nay, việc ký kết thêm phụ lục hợp đồng gia hạn thời hạn trả nợ xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau có thể diễn ra giữa cá nhân với cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức tín dụng. Trong nội dung mục này thì tác giả chỉ ra những nội dung phổ biến trong việc ký kết phụ lục gia hạn với khoản nợ của Ngân hàng.
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư số 06/2023/TT-NHNN quy định khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì việc trả lãi tiền vay là không thể né tránh, cụ thể như sau:
+ Mức lãi sẽ được tính dựa trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định đã nêu trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, tuy nhiên mức này cũng không được vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Xét đến trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn;
Trong thời gian thực hiện hợp đồng mà lãi suất cho vay có điều chỉnh thì việc thỏa thuận về nguyên tắc, các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay cũng phải thực hiện; Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất;
– Không chỉ bên khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ là trả lãi theo thỏa thuận mà trong một số trường hợp ngân hàng có thể phạt khách hàng vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định sau:
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
THAM KHẢO THÊM: