Có thể nói, sang năm 2023, người dân cần phải điều chỉnh lại thuế suất thuế giá trị gia tăng của các loại hàng hóa được miễn giảm thuế theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ, từ thuế suất 8% về thuế suất 10%. Dưới đây là mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế giá trị gia tăng có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế GTGT từ 10 về 8%:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số: …/PLHĐ
…, ngày … tháng … năm …
– Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số … đã ký ngày … tháng … năm …, giữa … và …
– Căn cứ nhu cầu thực tế của hai bên.
Chúng tôi gồm có:
BÊN A | : | CÔNG TY … |
Người đại diện | : | Ông … Chức vụ: … |
Địa chỉ | : | Số … |
Mã số thuế | : | … |
Số tài khoản | : | … |
Số điện thoại | : | … |
BÊN B | : | CÔNG TY … |
Người đại diện | : | Ông … Chức vụ: … |
Địa chỉ | : | Số … |
Mã số thuế | : | … |
Số tài khoản | : | … |
Số điện thoại | : | … |
Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký phụ lục của hợp đồng số … đã ký ngày … tháng … năm …, cụ thể như sau:
Điều 1: Điều chỉnh điều 2 của hợp đồng số … đã ký ngày … tháng … năm … như sau:
– Giá chưa thuế: … VNĐ
– Thuế suất thuế GTGT: 8%
– Tiền thuế GTGT: … VNĐ
– Tổng cộng tiền thanh toán (bao gồm thuế): … VNĐ
Điều chỉnh có hiệu lực kể từ ngày: …
Lý do điều chỉnh: Giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023.
Điều 2: Các nội dung khác hai bên đã thoả thuận tại hợp đồng số … đã ký ngày … tháng … năm … đã ký giữa hai bên không thay đổi.
Điều 3: Điều khoản chung
3.1. Phụ lục này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng số … đã ký ngày … tháng … năm … đã ký giữa hai bên.
3.2. Phụ lục hợp đồng này được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
2. Phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng đối với những mặt hàng nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, có hướng dẫn thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Có thể kể đến các đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng bao gồm:
– Các nhóm hàng hóa và dịch vụ đang chịu thuế suất giá trị gia tăng là 10% đồng thời không thuộc các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau đây:
– Hàng hóa viễn thông, các hoạt động tài chính ngân hàng, các hoạt động chứng khoán, hoạt động bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và các loại sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, các loại sản phẩm khai khoáng (tuy nhiên trong đó không bao gồm khai thác than), than cốc, giao mùa tinh tế và các loại sản phẩm được xác định là hóa chất;
– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật như thuốc lá điếu, xì gà, rượu bia, phương tiện ô tô dưới 24 chỗ, phương tiện được xác định là xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3,các loại tàu bay, du thuyền, xăng các loại …;
– Công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin như âm thanh, hình ảnh, mạng, các loại card tương tự dùng cho hệ thống phương tiện kĩ thuật máy tính xử lý dữ liệu tự động, các loại thẻ thông minh, máy tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính …
Như vậy có thể thấy, việc giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng thống nhất tại khâu sản xuất, nhập khẩu, gia công và kinh doanh thương mại. Pháp luật cũng đã quy định cụ thể về cách hướng dẫn lập hóa đơn thuế giá trị gia tăng 8%. Tham khảo tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, được quy định cụ thể như sau:
– Đối với các cơ sở kinh doanh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng để tiến hành các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng “thuế suất thuế giá trị gia tăng” sẽ phải ghi là 8%, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền người mua cần phải thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng đã lập, các cơ sở kinh doanh và buôn bán hàng hóa dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, các cơ sở kinh doanh mua hàng hóa dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
– Đối với các cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu (trong đó bao gồm cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh), trong quá trình lập hóa đơn mua bán hàng hóa cung cấp dịch vụ thuộc nhóm đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “thành tiền” cần phải ghi đầy đủ tên hàng hóa, dịch vụ trước khi được giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng “cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” cần phải ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu, đồng thời cần phải ghi chú “đã giảm … tương ứng 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV”.
3. Thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, có quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023;
– Các cán bộ, các bộ, ban ngành theo chức năng và nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo chỉ đạo của các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành hoạt động triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu đúng, hiểu rõ quy định của pháp luật, được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội;
– Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tập trung làm rõ các giải pháp, thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện quy định của pháp luật. Tập trung vào các giải pháp làm ổn định giá trị cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, từ đó nhằm mục đích ổn định và giữ vững giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
– Như vậy có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 8% đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được giảm sẽ được thực hiện theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, và đồng thời sẽ được áp dụng từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV;
– Quyết định 1582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.