Hiện nay, nhiều trường hợp quý bạn đọc cần thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai. Tuy nhiên chưa biết mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai mới nhất, cũng như những trường hợp không được cung cấp dữ liệu? Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai? Dưới đây là mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai:
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai là văn bản được sử dụng khi người yêu cầu cung cấp thông tin muốn xin dữ liệu về thửa đất để tặng cho, nhận chuyển nhượng hay thế chấp,…
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai số 01/PYC ban hành kèm theo
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai mới nhất như sau:
Mẫu số 01/PYC (Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……., ngày ….. tháng ….. năm …. | PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: … Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số….. Số thứ tự …… Người nhận hồ sơ |
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Kính gửi: ………
- Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:……..
Đại diện là ông (bà) ……. Số CMTND/Hộ chiếu ……….
cấp ngày …../…../……. tại ……; Quốc tịch …….
- Địa chỉ: ……….
- Số điện thoại ……; fax ………; E-mail: ………. ;
- Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ……, địa chỉ ……….
Đánh dấu “X” vào nội dung cần cung cấp thông tin):
□ Thửa đất 1 □ Người sử dụng đất 2 □ Quyền sử dụng đất □ Tài sản gắn liền với đất □ Tình trạng pháp lý | □ Lịch sử biến động □ Quy hoạch sử dụng đất □ Trích lục bản đồ □ Trích sao GCNQSDĐ □ Giao dịch đảm bảo | □ Hạn chế về quyền □ Giá đất
□ Tất cả thông tin trên |
- Mục đích sử dụng dữ liệu:…….
- Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: …….. bộ
□ Bản giấy sao chụp □ Gửi EMS theo địa chỉ | □ Nhận tại nơi cung cấp □ Fax | □ Lưu trữ điện tử USB, CD |
- Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.
NGƯỜI YÊU CẦU (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là cơ quan, tổ chức) |
(1) Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.
(2) Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.
2. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai:
– Phần thông tin của người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai:
+ Trường hợp người yêu cầu là cá nhân: Ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch
.+ Trường hợp với người yêu cầu là tổ chức: Ghi tên tổ chức, với tổ chức phải ghi thông tin của người đại diện, người đại diện công ty quy định theo điều lệ công ty
– Phần nội dung:
+ Ghi rõ thông tin thửa đất cần xin thông tin, gồm: Số thửa đất, địa chỉ của thửa đất.
– Nội dung thông tin cần cung cấp: đánh dấu X vào nội dung cần yêu cầu cung cấp thông tin
– Mục đích sử dụng dữ liệu: Tùy vào mục đích của bên yêu cầu. Ví dụ: Mục đích sử dụng dữ liệu để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Lưu ý chung khi viết biểu mẫu:
+ Phần họ và tên nên ghi in hoa có dấu.
+ Phần ngày tháng năm nên ghi 02 chữ số với ngày từ 1 đến 9 thành 01 đến 09.
+ Phần tháng nên ghi 02 chữ số với tháng 1 và tháng 2 thành 01 và 02.
+ Nơi đang cư trú, thường là nơi tạm trú (nếu có tạm trú) hoặc là nơi thường trú nếu không có nơi tạm trú (thường được ghi 03 cấp xã, huyện, tỉnh).
+ Quê quán hay nhiều biểu mẫu ghi là nguyên quán có cùng một nghĩa. Một người thường có quê quán theo bố, một số trường hợp quê quán theo mẹ.
+ Hộ khẩu thường trú: là nơi cư trú thường xuyên nhất của công dân (thường được ghi 03 cấp xã, huyện, tỉnh).
+ Phần CMND/CCCD: nên ghi số CCCD nếu có, vì sau này CCCD là giấy tờ chính của công dân khi tham gia bất kỳ giao dịch nào.
+ Khi viết hết thông tin mà phần dành để viết vẫn còn thừa nhiều dòng thì bạn có thể gạch chéo. Như vậy giúp đảm bảo sự thống nhất trong văn bản tránh việc thêm thắt văn bản sau này.
+ Đối với các biểu mẫu có các ô trống để điền thì dùng dấu x để điền vào các ô trống.
3. Những trường hợp không được cung cấp dữ liệu:
– Tại khoản 4 Điều 28
– Do đó phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai là văn bản được sử dụng khi người dân có yêu cầu được cung cấp dữ liệu về đất đai.Theo Mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo
– Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được cung cấp dữ liệu về đất đai. Tại điều 13 Thông tư 34/2014/TT những trường hợp không được cung cấp dữ liệu:
+ Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
+ Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
+ Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
4. Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai:
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
– Để làm thủ tục xin cấp giấy cung cấp dữ liệu đất đai người dân tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Nộp phiếu cung cấp dữ liệu đất đai:
Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
+ Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
+ Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 3: Xử lý yêu cầu:
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Bước 4: Trả kết quả:
Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:
+ Kết quả sẽ được cung cấp trong ngày với trường hợp cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu trước 15 giờ.
+ Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Lưu ý: Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
5. Bảo đảm an toàn dữ liệu đất đai như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về việc bảo đảm an toàn dữ liệu đất đai. Cơ quan quản lý hệ thống thông tin đất đai phải có các biện pháp quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo các quy định sau:
+ Bảo đảm tính sẵn sàng, ổn định và hoạt động hiệu quả của các thiết bị lưu trữ thông tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa từ và các phương tiện điện tử khác; số liệu, dữ liệu cần đảm bảo an toàn theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ cơ sở dữ liệu, tránh các hiện tượng cố tình làm hỏng cấu trúc và nội dung dữ liệu;
+ Bên cạnh đó cần phải bảo đảm an toàn thông tin, chống truy cập trái phép và chống thất thoát thông tin từ hệ thống thông tin đất đai bằng hệ thống tường lửa, phần mềm chống vi rút.
– Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai phải có hệ thống dự phòng để bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục trong điều kiện có sự cố về thiên tai, hỏa hoạn và các sự cố khác tránh tình trạng mất, thất lạc dữ liệu. Việc xây dựng hệ thống dự phòng phải theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
– Cơ sở dữ liệu đất đai phải được sao lưu vào các thiết bị lưu trữ dữ liệu để lưu theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nhằm phòng tránh trường hợp sai hỏng, mất dữ liệu trong quá trình quản lý, sử dụng.
– Phải đảm bảo dữ liệu sao lưu đất đai hàng tuần phải được lưu giữ tối thiểu trong 03 tháng; sao lưu hàng tháng phải được lưu giữ tối thiểu trong 01 năm; sao lưu hàng năm phải được lưu giữ vĩnh viễn và dữ liệu sao lưu được lưu trữ ít nhất tại hai địa điểm.