Để quản lý người khuyết tật trên một địa phương thì cán bộ quản lý, làm công tác người khuyết tật phải nắm bắt được thông tin của người khuyết tật. Dưới đây là Mẫu phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật:
Hiện nay mẫu phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật được thực hiện theo mẫu số 04 được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 02/1/2019. Cụ thể như sau:
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019)
CƠ SỞ GIÁO DỤC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
(Phục vụ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật)
1. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật
Họ và tên:……… Giới tính…… Dân tộc ………..
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Lớp…….. Cơ sở giáo dục ………
Nơi ở hiện nay: …………..
Số điện thoại liên lạc (của phụ huynh) ………..
2. Thông tin về biểu hiện khó khăn
+ Về vận động: …………
+ Về nghe, nói: ………..
+ Về nhìn: ………..
+ Về hành vi, cảm xúc, tình cảm hoặc trí tuệ: ………….
+ Một số biểu hiện khác lạ: ..……….
3. Thông tin về mức độ khó khăn trong giao tiếp và học tập
Mức độ
Hoạt động | Thực hiện được | Thực hiện được nhưng cần trợ giúp | Không thực hiện được | Không xác định được | Biểu hiện cụ thể |
1. Giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi | |||||
2. Học tập: – Đọc – Viết – Tính toán – Kỹ năng học tập khác |
4. Đề xuất
……………..
……….……..
……………..
Giáo viên cung cấp thông tin | Đại diện cơ sở giáo dục |
2. Hướng dẫn điền phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật:
Lưu ý khi điền phiếu thông tin người được xác định mức độ khuyết tật thì cần điền các thông tin theo Hướng dẫn được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, điền thông tin người được xác định mức độ khuyết tật: ghi theo thông tin trong học bạ của học sinh;
Thứ hai, điền các thông tin về biểu hiện khó khăn: Nếu học sinh có các biểu hiện khó khăn về vận động, nghe, nói, nhìn, hành vi, cảm xúc, tình cảm, trí tuệ hoặc một số biểu hiện khác lạ thì điền cụ thể vào từng phần một các biểu hiện;
Thứ ba, điền thông tin về mức độ khó khăn trong giao tiếp và học tập (Đánh dấu x vào cột phù hợp với biểu hiện của học sinh)
– Hoạt động 1: Bao gồm hoạt động Giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi:
+ Thực hiện được: Học sinh luôn tuân thủ nội quy lớp học; giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi;
+ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Học sinh chỉ thực hiện được nội quy lớp học; giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi khi có sự trợ giúp của người khác; thường xuyên vi phạm nội quy; không muốn giao tiếp hoặc có giao tiếp với mọi người nhưng không phù hợp;
+ Không thực hiện được: Học sinh không tuân thủ nội quy lớp học, không giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi ngay cả khi có sự trợ giúp của người khác.
– Hoạt động 2: Bao gồm các hoạt động như Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác:
+ Thực hiện được: Các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác của học sinh đạt chuẩn chương trình đúng độ tuổi.
+ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Học sinh có kết quả học tập ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác thấp hơn chuẩn so với độ tuổi. Giáo viên đã phải điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho học sinh.
+ Không thực hiện được: Học sinh không thực hiện được ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác mặc dù giáo viên đã điều chỉnh hoạt động dạy học.
3. Các dạng khuyết tật hiện nay:
Căn cứ theo Luật Người khuyết tật năm 2010 và Hướng dẫn tại Quyết định số 2170/QĐ-BYT năm 2022 thì người khuyết tật được quy định là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng cơ thể được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho công việc sinh hoạt, lao động và học tật gặp phải khó khăn.
Theo quy định tại Điều 2
– Khuyết tật vận động được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động ở các bộ phận như đầu, cổ, chân, tay và thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển của người bị tật;
– Khuyết tật dạng nghe, nói được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm khó thành tiếng hoặc không thành tiếng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói;
– Khuyết tật dạng nhìn được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận màu sắc, ánh sáng, hình ảnh và sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường;
– Khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần được hiểu là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát suy nghĩ, hành vi và thường có những biểu hiện cùng những lời nói, hành động bất thường;
– Khuyết tật dạng trí tuệ được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức và tư duy biểu hạn bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ hay phân tích về những sự vật, hiện tượng và giải quyết sự việc;
– Khuyết tật dạng khác được hiểu là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động của người bị khuyết tật trong lao động, học tập, sinh hoạt gặp phải khó khăn mà không thuộc một trong những dạng khuyết tật được nêu trên.
4. Xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật thì mức độ khuyết tật hiện nay được xác định ở 03 mức độ: khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ. Theo đó, mức độ khuyết tật của người được xác định là khuyết tật được căn cứ như sau:
– Thứ nhất, người khuyết tật đặc biệt nặng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thì người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật mà dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát được hoặc không thể tự thực hiện được các hoạt động đi lại, tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân và không thể tự làm những công việc khác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của cá nhân hàng ngày mà luôn cần phải có người theo dõi, phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc;
– Thứ hai, người khuyết tật nặng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thì người khuyết tật nặng được xác định là những người do khuyết tật mà dẫn đến mất một phần hoặc bị suy giảm chức năng hoạt động, không thể tự kiểm soát hoặc không thể tự mình làm một số các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân cũng như thực hiện một số công việc khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Tuy nhiên ở mức độ khuyết tật nặng thì không cần phải có người chăm sóc hoàn toàn như người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Thứ ba, người khuyết tật nhẹ. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thì người khuyết tật nhẹ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Có nghĩa là người khuyết tật nhẹ có thể tự thực hiện được một số hoạt động cá nhân như đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân hay thực hiện những công việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình mà không cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Đôi khi người khuyết tật nhẹ cũng gặp phải một chút khó khăn so với những người bình thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người khuyết tật năm 2010;
– Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
– Thông tư số 01/2019/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 02 tháng 1 năm 2019 Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
– Quyết định số 2170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 05 tháng 8 năm 2022 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”.