Trong những năm qua, công tác đánh giá phân loại công chức, viên chức có những mặt tiến bộ, nhìn chung cũng đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng hơn nữa tính dân chủ. Dưới đây là mẫu phiếu lấy ý kiến phân loại công chức, viên chức mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu lấy ý kiến phân loại công chức, viên chức:
Đơn vị ….. _______ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày… tháng… năm… |
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
Phân loại công chức / viên chức năm …
(Tại Hội nghị ….)
Căn cứ tiêu chí đánh giá, phân loại công chức/viên chức, đề nghị đồng chí cho ý kiến về kết quả phân loại công chức/viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng đối với các ông (bà) có tên sau đây:
STT | Họ và tên công chức / viên chức được phân loại | Chức vụ/ ngạch CC.VC | Kết quả phân loại | |||
Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ | Hoàn thành Tốt nhiệm vụ | Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực | Không hoàn thành nhiệm vụ | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
(Có thể ký tên hoặc không ký tên)
2. Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức:
Bất kì quá trình quản lí nào cũng cần thiết phải có phân loại, đánh giá. Dưới những góc độ khác nhau, chúng ta có nhiều quan niệm không giống nhau về phân loại. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: Phân loại, đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị của một thực thể nào đó. Còn dưới góc độ khoa học pháp lí thì đó được coi là quá trình thu thập, xử lí thông tin về định lượng tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có hiệu quả. Đối với các nhà kinh tế thì khái niệm đó lại được hiểu là quá trình mà ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó. Hay theo các nhà xã hội học thì thì đánh giá phân loại là quá trình để nhận định, xác nhận giá trị thực của mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế đây là một thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong quá trình quản lí nhân sự khu vực nhà nước, phân loại công chức hay viên chức trở thành một nội dung quan trọng, không thể thiếu. Nhờ có công tác này mà chúng ta mới nhìn nhận, tìm ra được những ưu điểm cũng như những thiếu sót, từ đó hoàn thiện nó và giúp cho cơ quan đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Đội ngũ công chức, viên chức có những đặc điểm khác nhau về chức năng nhiệm vụ và vị trí việc làm. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thì đôi khi họ còn phải đảm đương những chức năng nhiệm vụ khác. Do vậy, việc đánh giá phân loại đòi hỏi phải có những tiêu chí khác nhau, bên cạnh những tiêu chí chung, họ còn phải được phân loại dựa trên năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lí, quá trình đó phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị được giao. Kết quả xếp loại của người đứng đầu không được cao hơn kết quả xếp loại của cơ quan, đơn vị được giao quản lí.
Nhìn chung thì việc phân loại công chức, viên chức hướng đến hai mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, đối với cá nhân công chức, viên chức: Việc phân loại giúp công chức, viên chức có nhận thức rõ về bản thân hơn trong quá tronhf thực thi nhiệm vụ. Qua đánh giá, công chức viên chức có cơ hội nhìn lại bản thân đã làm được những gì, còn những gì chưa làm được, chưa hoàn thành… từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và có biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó. Việc đánh giá, phân loại vô tư khách quan, công bằng, đúng người đúng việc sẽ khơi dậy lòng nhiệt tình, hăng say, gắn bó với công việc đối với mỗi cá nhân.
Thứ hai, đối với chính quyền: Giúp người lãnh đạo nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của công chức viên chức, tìm ra cách thức hữu hiệu để phát huy các lợi thế khác nhau của từng cá nhân, đặt họ vào những vị trí phù hợp với sở trường và niềm yêu thích, đam mê. Thông qua quá trình phân loại sẽ thấy được những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tổ chức quản lí bộ máy, phân công công việc, kế hoạch hoạt động của cơ quan, những bất cập trong những quy định về công vụ. Từ đó có những điều chỉnh hoặc kiến nghị bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và sư vận động của xã hội. Phân loại đánh giá cán bộ công chức là cơ sở cho việc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nhầm khắc phục những thiếu hụt trong kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ hoặc phát triển tiềm năng của nguồn nhân lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong công tác quản lý cán bộ công chức viên chức, Đánh giá phân loại đúng chính là khâu tiền đề để quyết định sử dụng nhân lực và làm cơ sở cho việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng tuyển chọn hay bố trí để phát huy được tiềm năng của đội ngũ, Để bản thân công chức viên chức có phương hướng đúng trong phấn đấu rèn luyện, là cơ sở để thực hiện chính sách biểu dương tôn vinh khen thưởng kỉ luật. Phân loại khách quan vô tư chính là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tính đoàn kết thống nhất trong cơ quan đơn vị, góp phần ổn định chính trị động viên phát huy tính tích cực của nhân dân vào sự nghiệp chung.
3. Nguyên tắc trong phân loại công chức, viên chức:
Khi đánh giá phân loại nhân sự thường mắc phải những lỗi gây khó khăn cho việc đảm bảo tính trung thực và chính xác như lỗi thiên kiến, lỗi định kiến… do đó khi phân loại công chức viên chức cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc công bằng khách quan và không thiên vị;
– Nguyên tắc khoa học và hợp lý;
– Nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế;
– Nguyên tắc đánh giá kịp thời và thường xuyên.
Ngoài ra công chức viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước có những nét đặc biệt so với lao động trong tổ chức và cơ quan khác. Theo đó nguyên tắc để phân loại công chức viên chức nhà nước được hiểu chính là những tư tưởng quan điểm chỉ đạo công tác phân loại công chức viên chức mà các chủ thể có thẩm quyền đánh giá công chức viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ trong quá trình thực thi. Theo đó gồm năm nguyên tắc cơ bản sau:
– Đảm bảo đúng thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền quản lý đánh giá phân loại, công chức viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá phân loại. Cấp nào người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và chịu trách nhiệm về quyết định phân loại của mình;
– Việc đánh giá phân loại phải căn cứ vào chức trách nhiệm vụ được giao và kết quả thực thi nhiệm vụ của chủ thể đó. Việc đánh giá phân loại cần làm rõ yêu điểm khuyết điểm và những tồn tại hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức viên chức;
– Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị dưới bất kỳ hình thức nào;
– Việc đánh giá phân loại công chức viên chức lãnh đạo quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị được giao lãnh đạo quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan thấy bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá và phân loại.
4. Quy trình phân loại công chức, viên chức:
Quy trình đánh giá phân loại công chức, viên chức là một chuỗi nối tiếp các hoạt động đánh giá phân loại có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với nhau, nhằm tạo ra một kết quả phân loại trung thực khách quan và khoa học. Có thể đưa ra một số quy trình cơ bản về cách thức tiến hành phân loại công chức viên chức như sau:
Thứ nhất, xây dựng khung tiêu chí và chính sách đánh giá. Thiết lập các tiêu chí và biểu mẫu phân loại đánh giá chung và cụ thể cho mỗi chức danh công việc, chính sách phân loại đánh giá sẽ xác định cụ thể về thời gian, không gian đánh giá cho phù hợp.
Thứ hai, thu thập thông tin có liên quan đến người được đánh giá phân loại. Thông tin phải được thu thập một cách đa chiều đầy đủ và chính xác toàn diện nhất và có những căn cứ xác thực chính đáng.
Thứ ba, tiến hành phân loại, lấy ý kiến. Các chủ thể đánh giá phân loại tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được thông qua quá trình phân loại công chức viên chức.
Thứ tư, trao đổi ý kiến thân lại với người được đánh giá phân loại. Chủ thể đánh giá phân loại cần trao đổi thông tin kết quả đánh giá phân loại đối với người được đánh giá phân loại để đảm bảo tính dân chủ.
Thứ năm, ra quyết định đánh giá phân loại và lưu trữ các hồ sơ có liên quan. Đây là khâu cuối cùng chính thức thừa nhận kết quả qua quá trình lấy ý kiến.
Có thể nói, nhìn chung thì quy trình và phương pháp đánh giá phân loại công chức viên chức không hoàn toàn giống nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên quá trình diễn ra không quá phức tạp và phải đảm bảo các nguyên tắc có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019;
–
–