Ban Thanh tra nhân dân được thành lập tại các địa phương để giám sát tình hình hoạt động, thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Theo đó, để có thể thành lập được Ban thanh tra nhân dân thì người dân ở địa phương sẽ tiến hành bầu cử thông qua Phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân:
- 2 2. Hướng dẫn tổ chức Ban thanh tra nhân dân:
- 2.1 2.1. Về phạm vi, đối tượng của Ban Thanh tra nhân dân:
- 2.2 2.2. Về số lượng thành viên của Ban Thanh tra nhân dân:
- 2.3 2.3. Về việc bầu ban thành viên của ban Thanh tra nhân dân:
- 2.3.1 2.3.1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị nhân sự để bầu vào làm thành viên ban Thanh tra nhân dân:
- 2.3.2 2.3.2. Bầu cử thành viên Ban Thanh tra nhân dân:
- 2.3.3 2.3.3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban Thanh tra nhân dân lần thứ nhất:
- 2.3.4 2.3.4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, kiện toàn thành viên Ban Thanh tra nhân dân:
- 3 3. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành thành viên Ban thanh tra nhân dân:
1. Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân:
CẤP TRÊN TRỰC TIẾP………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU BẦU CỬ
BAN THANH TRA NHÂN DÂN
NHIỆM KỲ……….
STT | Họ và tên | Chức vụ | Đồng ý | Không đồng ý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú ý:
– Việc bầu cử Ban thanh tra nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín tại Hội nghị Bầu cử ban thanh tra nhân dân;
– Danh sách bầu cử được in trên phiếu bầu;
– Đóng dấu treo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở vào phiếu bầu;
– Nhiệm kỳ ban Thanh tra nhân dân được thực hiện 2 năm/ một lần;
– Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ban hành Quyết định công nhận và chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
2. Hướng dẫn tổ chức Ban thanh tra nhân dân:
Căn cứ theo Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì việc tổ chức ban thanh tra nhân dân được tổ chức như sau:
2.1. Về phạm vi, đối tượng của Ban Thanh tra nhân dân:
Theo hướng dẫn tại mục 1 phần I của Hướng dẫn này thì phạm vi, đối tượng của Ban Thanh tra nhân dân bao gồm:
– Cơ quan Nhà nước ở Trung ương, cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cơ quan Nhà nước ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;
– Cơ quan xã, phường, thị trấn;
– Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị hoặc doanh nghiệp.
2.2. Về số lượng thành viên của Ban Thanh tra nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại điều 23 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP và Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 03 đến 09 thành viên. Số lượng thành viên cụ thể của Ban Thanh tra nhân dân căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên ban Thanh tra nhân dân để trình bày lên với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động để biểu quyết và đưa ra quyết định.
Trong trường hợp cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị có tính đặc thù riêng thì ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định cụ thể về số lượng thành viên ban Thanh tra nhan dân phù hợp để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
2.3. Về việc bầu ban thành viên của ban Thanh tra nhân dân:
2.3.1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị nhân sự để bầu vào làm thành viên ban Thanh tra nhân dân:
– Để bầu thành viên vào Ban thanh tra nhân dân thì phải căn cứ, xem xét các yếu tố về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng thành viên ban Thanh tra cũng như thành viên của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
– Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất với người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về dự kiến số lượng và cơ cấu người để bầu cử vào ban Thanh tra nhân dân;
– Chủ động gặp gỡ, vận động người trong dự kiến đề cử.
2.3.2. Bầu cử thành viên Ban Thanh tra nhân dân:
Việc bầu cử được tiến hành tại Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tại hội nghị này thì Đoàn Chủ tịch Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động thực hiện các công việc sau:
– Thứ nhất, thực hiện việc lấy ý kiến của những đại biểu tham gia Hội nghị và biểu quyết số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân;
– Thứ hai, đoàn chủ tịch tiến hành mời ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách đề cử bầu vào Ban Thanh tra nhân dân đã dự kiến theo phân tích tại mục 2.3.1. Sau khi
– Thứ ba, sau khi đã ứng cử, đề cử thì ban chấp hành công đoàn chốt và thông qua danh sách bầu cử. Danh sách đề cử bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải có số dư ít nhất từ 10 đến 20% so với số thành viên được bầu.
– Thứ tư, Đoàn chủ tịch hội nghị giới thiệu Ban kiểm phiếu dự kiến và lấy biểu quyết của Hội nghị;
– Thứ năm, Ban kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ thu phiếu, kiểm phiếu theo quy định của Hội nghị;
Lưu ý: Hội nghị bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập và việc bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín. Theo đó, căn cứ theo số lượng phiếu bầu thì người được trúng cử làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.
– Cuối cùng, hội nghị mời thành viên Ban Thanh tra nhân dân ra mắt và nêu ra lời hứa trước Hội nghị.
2.3.3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban Thanh tra nhân dân lần thứ nhất:
– Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày kết thúc Hội nghị và bầu xong thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải tổ chức cuộc họp với Ban Thanh tra nhân dân mới để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban. Sau khi đã bầu ra Trưởng ban, Phó trưởng ban thì ra quyết định công nhận Ban Thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết;
– Sau khi đã ổn định các chức danh trong Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ hướng dẫn bàn giao giữa Ban Thanh tra nhân dân cũ và mới;
– Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.
2.3.4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, kiện toàn thành viên Ban Thanh tra nhân dân:
-Trong nhiệm kỳ 02 năm hoạt động của ban Thanh tra nhân dân và có thành viên trong ban vì lý do sức khỏe, vì hoàn cảnh gia đình, hay lý do chính đáng khác mà có đơn xin thôi tham gia Ban Thanh tra nhân dân hoặc được bổ nhiệm vào chức danh người đứng đầu, hay cấp phó của người đứng đầu, hoặc chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra thông báo cho thôi nhiệm vụ và công khai cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động biết. Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm báo cáo với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất để quyết định miễn nhiệm thành viên đó với hình thức biểu quyết.
– Trong nhiệm kỳ 02 năm hoạt động nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân mà không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị Cán bộ, công chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định bãi nhiệm thành viên đó với hình thức bỏ phiếu kín.
– Trong nhiệm kỳ hoạt động nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân thiểu từ 1/3 thành viên trở lên thì tiến hành kiện toàn, bầu bổ sung số thành viên khuyết tại Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành thành viên Ban thanh tra nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành thành viên Ban Thanh tra nhân dân được quy định như sau:
– Thứ nhất, thành viên ban Thanh tra nhân dân phải là người đáp ứng phẩm chất trung thực, công tâm, có uy tín và là những người có hiểu biết về chính sách, pháp luật và phải là người có tinh thần tự nguyện vào Ban Thanh tra nhân dân;
– Thứ hai, thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp của Nhà nước phải là người đang làm việc trực tiếp tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước đó và người đó không phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị này. Theo đó, người được bầu làm thành viên ban thanh tra nhân dân phải đáp ứng cả thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của một nhiệm kỳ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
– Thứ ba, thành viên của ban Thanh tra nhân dân tại cấp xã, phường, thị trấn phải đáp ứng điều kiện là người thường trú tại xã, phường, thị trấn đó và không phải là người đương nhiệm trong uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2016 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;
– Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 07 tháng 8 năm 2017 hướng dẫn công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo Quy định tại Nghị định số 159/2016/NĐ-CP.