Mở bài là một trong những yếu tố đầu tiên làm lên thành công của một bài văn hoặc một tác phẩm. Một mở bài hay sẽ đem lại cảm hứng cho người đọc tìm hiểu sâu hơn áng văn đó. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu mở bài hay nhất phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Mục lục bài viết
1. Mở bài phân tích Cảnh ngày hè:
- Mẫu số 1:
Nhắc về Nguyễn Trãi người ta thường liên tưởng ngay không chỉ một nhà quân sư, một nhà chính trị lỗi lạc mà còn nhắc đến một nghệ sĩ với tâm hồn trong sáng, say mê cái đẹp và thiết tha với đời sống nhân dân. Vẻ đẹp ấy được bộc lộ rõ nét trong bài thơ “Cảnh ngày hè” và sức hút bài thơ chính là sức hút bông hoa nhân cách, một tâm hồn lộng gió của thời đại. Được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn chốn Côn Sơn, xa rời chốn cung đình, hoà mình với thiên nhiên cây cỏ để bồi dưỡng tâm hồn. Qua bài thơ ta không chỉ thấy được thực tế cuộc sống nhà thơ miêu tả, chúng ta còn cảm nhận được nét đẹp tâm hồn của thi nhân. Vì vậy, không phải vô cớ mà có người nói rằng: “Người thơ phong vận như nhà thơ ấy”.
- Mẫu số 2:
Cảnh đẹp thiên nhiên đất trời phong phú qua 4 mùa luôn là nguồn sáng tạo vô tận đối với những nhà thơ của thời đại. Đã có biết bao bài thơ ra đời lấy chủ đề thiên nhiên làm trung tâm để khéo léo gửi gắm tâm tư, ước vọng của tác giả, và không thể không nhắc đến bài thơ “Cảnh ngày hè” của bậc đại tài Nguyễn Trãi. Bài thơ là sự cảm nhận chân thực nhất của tác giả trước cảnh sắc thiên nhiên, đất trời những mùa đẹp nhất. Nhưng ẩn đằng sau đó ta lại thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân và ước vọng cao cả của ông.
- Mẫu số 3:
Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi trong phong cách thơ. Bằng việc sử dụng câu thất ngôn xen lục ngôn, mỗi vế đối đều chỉnh, cách dùng động từ cũng linh hoạt để thể hiện dụng ý của tác giả. Để tăng cường sức biểu đạt của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ miêu tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiện sự ham sống, yêu đời, vui vẻ, lạc quan của tâm hồn thi sĩ và niềm mơ ước của Nguyễn Trãi là hạnh phúc ấm no cho dân chúng muôn phương.
2. Mở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:
- Mẫu số 1:
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ vô tận, giúp người nghệ sĩ mài bút viết lên từng áng văn đẹp của mình. Đến với Cảnh ngày hè người xem thấy một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, tươi tắn và đầy chất thơ toả ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên độc đáo là ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được pha trộn giữa những yếu tố mới lạ đương đại, giàu chất sống hoang sơ của cuộc sống thôn quê – điều rất hiếm trong văn chương Việt Nam, cùng với chất liệu truyền thống của một mùa hè đã đi sâu vào tác phẩm, qua đó khiến bài thơ in đậm dấu ấn cá nhân của hồn thơ Nguyễn Trãi.
- Mẫu số 2:
Đặt cho câu “Bảo kính cảnh giới số 43”, trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, cái tựa “Cảnh ngày hè” kể cũng đúng. Phần lớn thơ trong chùm “Bảo kính cảnh giới” đều nghiêng về các gương báu tự răn mình, đúng với chủ đề chung của cả chùm. Trong khi đó, bài 43 này, tuy không phải không có cái ý răn người, song vẫn nghiêng nhiều về hiện thực. Toàn thi phẩm là tâm tình nồng ấm của Ức Trai trước khung cảnh huy hoàng của ngày hè. Dù được viết cách nay đã hơn sáu thế kỉ, những ngôn từ đã trở nên quá quen thuộc đối với người Việt, và kèm theo còn phải có thêm một bản chú thích lê thê dài gần hai mươi mục, nhưng “Cảnh ngày hè” vẫn thừa sức vượt qua quãng thời gian đằng đẵng, vượt qua hàng rào ngôn ngữ dày đặc để đến được với người đọc bây giờ. Điều gì đã khiến cho bài thơ có được sức mạnh như vậy? Sự sắc sảo của cây bút chăng? cái bay bổng của ngôn từ chăng? Tầm vóc to lớn của một tấm lòng chàng? Có lẽ không riêng một yếu tố ấy, mà còn là sự kết hợp của nó trong một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dư vang.
- Mẫu số 3:
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, thôi thúc người nghệ sĩ mài ngòi bút viết ra những bông hoa tươi của mình. Đến với Cảnh ngày hè người ta chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, tươi tắn, tràn đầy sinh khí năng lượng phát ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên đặc biệt là nằm ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi hoà trộn giữa những đường nét mới lạ trẻ trung, đậm chất nguyên thuỷ của cuộc sống thường nhật – điều hết sức hiếm trong thi ca đương thời, cộng với chất liệu tự nhiên của một mùa hè đã đưa vào Truyện Kiều, qua đó khiến bài thơ ghi đậm dấu ấn cá nhân của hồn thơ Nguyễn Trãi.
- Mẫu số 4:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dành những lời kính trọng nhất “Nguyễn Trãi là con người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn rộng mở thời đại. ..”. Điều đó là không hề nói quá với những cống hiến to lớn của bậc đại tài Nguyễn Trãi cho dân tộc Việt Nam. Bên cạnh các đóng góp về mặt chính trị khi còn là một vị đại thần, Nguyễn Trãi đã để lại một kho tang văn chương đặc sắc cho dân tộc. Trong những năm tháng lui về ở phủ, ông đã cho ra đời bài thơ “Cảnh ngày hè” với sự quan sát sâu sắc từ cặp mắt của một con người yêu thiên nhiên, đất trời, cuộc sống giản dị nơi thôn quê, và thông qua đó ta có thể thấy rõ ước mơ, khát vọng cháy bỏng của thi sĩ với đất nước lúc bấy giờ.
3. Mở bài bài thơ Cảnh ngày hè hay nhất:
- Mẫu số 1:
Bài thơ Cảnh ngày hè đúng với tên gọi của nó, trước hết là một bài thơ tức cảnh, một cảnh tượng đầy sức sống: cây cối xanh tươi, màu sắc rực rỡ sôi động, hương thơm toả ngát, âm thanh rộn ràng. Người nghệ sĩ đã vẽ bức tranh đó với niềm vui bất tận, bằng nhiệt huyết của một tâm hồn tươi trẻ và trên hết là sự mong ước không phải cho bản thân mà còn cho nhân dân ta có cuộc sống sung túc, no ấm. Câu thơ sáu tiếng khép lại bài thơ đầy cảm xúc. Một tiếng đàn gảy lên mà như thể phép thần kỳ của tiếng đàn Thạch Sanh trong truyện cổ tích đã biến hoá hoàn toàn. Giấc mộng của Nguyễn Trãi chợt như đang biến thành hiện thực thế. Người nghệ sĩ ấy đã vận dụng một cách sáng tạo và tài hoa một thể thơ vốn khắt khe trong cấu trúc văn bản để cho ra một bài thơ hay, giàu giá trị tư tưởng.
- Mẫu số 2:
Xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa trong năm, mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng có sức hút riêng và là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của rất nhiều giới văn nghệ sĩ. Nhà thơ như quên đi sự buồn chán khi phải sống, phải làm việc. Tình con người bỗng trẻ dậy, thích sự sôi nổi, được hoà mình với trời, với đất, với cỏ cây hoa lá. Và từ đây cái chí “tiên ưu” (buồn trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) bừng thức lên trong lòng ức Trai. Đó là âm thanh của cuộc sống có tiếng cười người mua kẻ bán từ một phiên chợ cá làng ngư phủ hoà vào tiếng trống hội rộn ràng và bản nhạc ve. Không khí buổi chiều hè nơi làng quê thật rộn rã, náo nhiệt. Ông thấy, đáng ra lúc này phải có tiếng đàn của vua Thuấn để nói lên niềm mong ước lớn lao nhất, thiết tha nhất là dân chúng khắp nơi sẽ trở nên sung túc, no ấm.
- Mẫu số 3:
Bài thơ Cảnh ngày hè đúng với tên gọi của nó, trước hết là một bài thơ tức cảnh, một cảnh tượng đầy sức sống: cây cối xanh tươi, màu sắc rực rỡ sôi động, hương thơm toả ngát, âm thanh rộn ràng. Người nghệ sĩ đã vẽ bức tranh đó với niềm vui bất tận, bằng nhiệt huyết của một tâm hồn tươi trẻ và trên hết là sự mong ước không phải cho bản thân mà còn cho nhân dân ta có cuộc sống sung túc, no ấm. Câu thơ sáu tiếng khép lại bài thơ đầy cảm xúc. Một tiếng đàn gảy lên mà như thể phép thần kỳ của tiếng đàn Thạch Sanh trong truyện cổ tích đã biến hoá hoàn toàn. Giấc mộng của Nguyễn Trãi chợt như đang biến thành hiện thực thế. Người nghệ sĩ ấy đã vận dụng một cách sáng tạo và tài hoa một thể thơ vốn khắt khe trong cấu trúc văn bản để cho ra một bài thơ hay, giàu giá trị tư tưởng sâu sắc trong lòng bạn đọc.