Nợ trong nước được hiểu đơn giản là các khoản vay từ người cho vay trong nước. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam được Cục Quản lý ngân quỹ - Kho bạc nhà nước lập ra khi yêu cầu các đơn vị thanh toán các khoản nợ trong nước.
Mục lục bài viết
1. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam là gì?
Theo quy định của pháp luật, chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay. Việc chi trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức đang vay nợ. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng phổ biến trong thực tế và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
2. Mẫu lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam:
BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Mẫu số C2–14b/NS
(Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
Số: …….. Năm NS: ……
LỆNH CHI TRẢ NỢ TRONG NƯỚC BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
(Do Cục Quản lý ngân quỹ – KBNN lập)
Căn cứ kết quả phát hành TPCP đấu thầu, bảo lãnh, phí phát hành ……………………………………………………………………………… Đến hạn thanh toán, ngày …….. tháng ……năm ………………… Yêu cầu Sở giao dịch – Kho bạc Nhà nước chi trả Gốc, lãi, phí phát hành TPCP từ ngân sách cấp: ……………………………………… Đơn vị nhận tiền: ……………………………………………………… Tài khoản số: …………………… Tại NH (KBNN) …………………. Ngày chuyển tiền: …………………………………………………….. | PHẦN KBNN GHI |
Nợ TK: …………………. Nợ TK: …………………. Có TK: …………………. Mã ĐBHC: …………….. |
Nội dung thanh toán | Mã NDKT | Mã ngành KT | Mã CTMT, DA và HTCT | Mã nguồn NSNN | Số tiền | ||
1. Thanh toán gốc: | |||||||
2 Thanh toán lãi: | |||||||
3. Thanh toán phí và chi phí phát sinh khác từ khoản vay: | |||||||
Tổng cộng: |
Tổng số tiền ghi bằng chữ: …………
Ngày …. tháng …. năm ……
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
_________________________________________________________________________
SỞ GIAO DỊCH KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày …. tháng …. năm ……
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
3. Hướng dẫn soạn thảo lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam:
– Phần mở đầu:
+ Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước.
+ Đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Mẫu số C2-14b/NS(Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
+ Tên biên bản cụ thể là lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ lập mẫu biên bản lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam.
+ Yêu cầu thanh toán.
+ Nội dung thanh toán.
+ Tổng số tiền đề nghị thanh toán.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Xác nhận của cục trưởng cục quản lý ngân quỹ.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổng giám đốc kho bạc Nhà nước.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) của kế toán, kế toán trưởng, giám đốc sở giao dịch kho bạc nhà nước.
4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19:
Đại dịch Covid-19 là một thảm họa đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có trong tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Cho đến nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi Nhà nước ta có những chính sách phù hợp để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp. Việc ban hành các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn này.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
Theo Khoản 10 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có nội dung như sau:
“Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.”
Như vậy, cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo các quy định sau đây:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng nhưng thời hạn cho vay không thay đổi;
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc, lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.
– Trong trường hợp rút ngắn kỳ hạn trả nợ hoặc thay đổi ngày trả nợ rút ngắn hơn, như từ ngày 10 hằng tháng sang ngày 05 hằng tháng và không thay đổi số kỳ trả nợ, thì không phải là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
– Đối với trường hợp thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ theo hướng số tiền trả đầu kỳ ít hơn và chuyển số tiền trả nợ nhiều hơn vào các kỳ tiếp theo hoặc kéo dài thời gian trả nợ của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận là việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận, với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Gia hạn nợ vay được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và, hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thòi hạn cho vay. Như vậy, mỗi khoản nợ có thể được gia hạn nhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế. Tuy nhiên, khi đó khoản nợ sẽ bị đánh giá về khả năng rủi ro và phải phân loại vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng.
Ngoài ra, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Cuối cùng, sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì khoản nợ vẫn là nợ trong hạn. Trường hợp khoản nợ không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ bị chuyển nợ quá hạn đối vối số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận.
Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19:
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thông tư 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 13/3/2020. Theo đó, việc cơ cấu lại nhóm nợ được thực hiện như sau:
– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của
+ Thứ nhất, phải phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
+ Thứ hai, phải phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
+ Thứ ba, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
– Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;
+ Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 ngày kể từ ngày 13/3/2020.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 và đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
+ Thời gian cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay, cho thuê tài chính (thời điểm khách hàng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký).
Các trường hợp khách hành chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 được lùi thời hạn trả nợ:
Các trường hợp được lùi thời hạn trả nợ đối với khách hành chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN, cụ thể như sau:
– Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;
– Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Miễn, giảm lãi, phí đối với khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19:
Việc miễn, giảm lãi, phí đối với khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-NHNN, cụ thể:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid -19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19.