Ở Việt Nam các khoản nợ và hình thức trả nợ nước ngoài cũng cần thiết phải theo dõi và kiểm soát. Theo đó, lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ là văn bản quan trọng. Vậy, Mẫu lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ là gì?
Nợ nước ngoài của quốc gia được hiểu là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh hay nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì: nợ nước ngoài được hiểu là khoản nợ của người cư trú đối với người không cư trú.
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Mẫu lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ là văn bản được ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Mẫu lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ được sử dụng để hướng dẫn về việc chi trả nợ nước ngoài, để dướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
2. Mẫu lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ:
Mẫu C2-16/NS theo Thông tư 19/2020/TT-BTC có nội dung như sau:
BỘ TÀI CHÍNH
CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-
LỆNH CHI TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGOẠI TỆ
Căn cứ kế hoạch trả nợ nước ngoài năm … Yêu cầu Kho bạc Nhà nước …………… Chi Ngân sách: ………………………………………………… Đơn vị hưởng: …………………………………………………… Mã ĐBHC (mã nhà tài trợ): ……………………………………. | PHẦN KBNN GHI |
Nợ TK: ………………………. Nợ TK: ………………………. Có TK: ………………………. |
Nội dung chi | Mã NDKT | Mã ngành kinh tế | Số tiền | ||
Nguyên tệ | Quy USD | Quy VND | |||
1. Thanh toán gốc: | |||||
2. Thanh toán lãi. | |||||
3. Thanh toán phí và chi phí phát sinh khác từ khoản vay: | |||||
Tổng cộng: |
Tổng số tiền ghi bằng chữ (VND): …………
_________
Yêu cầu Kho bạc Nhà nước Trung ương làm thủ tục trích từ Quỹ ngoại tệ tập trung:
Số tiền: | Bằng số: ……. |
Bằng chữ …… | |
Để trả cho: | (Tên chủ nợ) … |
Nước chủ nợ: | …………. |
Tài khoản: | ……….. |
Ngân hàng người thụ hưởng: | ……… |
SWIFT CODE: | ……… |
Ngân hàng trung gian: | …… |
SWIFT CODE: | …………. |
Nội dung: | ………… |
…………. | |
Kỳ hạn thanh toán: | ……………. |
(Phí ngân hàng trích từ ngân sách nhà nước)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày … tháng … năm ..…
KẾ TOÁN
(Ký và ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên)
CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI
…….., ngày … tháng … năm …..
NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi họ tên)
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên)
THỦ TRƯỞNG
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ:
– Tên cơ quan Nhà nước “BỘ TÀI CHÍNH CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI” phải được viết in hoa và vị trí ở góc trái trên cùng của khổ giấy A4
– Về quốc hiệu – tiêu ngữ: “CỘNG HÒA – XÃ HỘI- CHỦ NGHĨA – VIỆT NAM” và “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cần được trình bày ở giữa phía trên của khổ giấy A4.
Dòng thứ nhất là quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cần được trình bày bằng chữ in hoa, bôi đậm, kiểu chữ sử dụng là kiểu chữ đứng, cỡ chữ thường là size 12 hoặc 13.
Dòng thứ hai là tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” Viết in thường (trừ chữ cái đầu tiên phải viết in hoa), bôi đậm, được phân tách với nhau bằng dấu gạch ngang, kiểu chữ sử dụng là kiểu chữ đứng, cỡ chữ thường là size 13 hoặc 14 (lớn hơn phần quốc hiệu 1 cỡ).
– “Mẫu số C2–16/NS (Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Số: …….. Năm NS: …” vị trí ở góc trên bên phải của khổ giấy A4.
– Về nội dung phải ghi rõ:
+ Căn cứ kế hoạch trả nợ nước ngoài năm, Yêu cầu Kho bạc Nhà nước, Chi Ngân sách,
+ Ghi rõ Nội dung chi, Mã NDKT, Mã ngành kinh tế, Số tiền theo Nguyên tệ/ Quy USD/ Quy VND…
– Ghi rõ Yêu cầu Kho bạc Nhà nước Trung ương làm thủ tục trích từ Quỹ ngoại tệ tập trung về: Số tiền, Tên chủ nợ, Nước chủ nợ, Tài khoản, Ngân hàng người thụ hưởng, Ngân hàng trung gian, Nội dung, Kỳ hạn thanh toán
– Phần kết: Người lập ký và ghi rõ họ tên sau đó xin xác nhận của kế toán, kế toán trưởng, giám đốc của kho bạc nhà nước và xác nhận của trưởng phòng, thủ trưởng của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
4. Thông tin liên quan:
4.1. Phân loại nợ nước ngoài:
Tùy theo mục đích, cách thức quản lý cũng như cách thức sử dụng, mỗi nước sẽ phân loại nợ nước ngoài theo nhiều tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu vẫn dựa vào 4 tiêu chí cơ bản: thời hạn cho vay, nguồn vay, chủ thể cho vay, tính chất cho vay.
– Căn cứ vào chủ thể cho vay, nợ nước ngoài phân thành: nợ Chính phủ và nợ tư nhân
+ Nợ Chính phủ: bao gồm các khoản nợ của nước ngoài của Chính phủ và các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh
+ Nợ tư nhân: là các khoản vay do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trực tiếp vay của người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó
– Căn cứ vào chủ thể đi vay
+ Nợ nhà nước (nợ chính phủ): do Nhà nước và các cơ quan của Nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh vay. Các chính phủ thường dựa vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách.
+ Nợ tư nhân: các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không có sự bảo lãnh của nhà nước (các ngân hàng, công tu tài chính, các tổ chức tín dụng khác). Thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng.
– Căn cứ vào tính chất cho vay, nợ ngước ngoài bao gồm: nợ thương mại và nợ phi thương mại
+ Nợ phi thương mại: các khoản vay này thường đi kèm với các điều kiện vay cụ thể, được hưởng lãi suất ưu đãi cũng như ưu đãi về thời hạn tar nợ và thời gian gia hạn
+ Nợ thương mại: là các khoản nợ không có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ tuy nhiên điều kiện ràng buộc sẽ ít hơn so với nợ phi thương mại
– Căn cứ vào thời hạn cho vay, nợ nước ngoài bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn
+ Nợ ngắn hạn và trung hạn: gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoản vay này thường chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% – 20%) trong tổng số nợ vay.
+ Nợ dài hạn: gồm các khoản vay từ 3 năm trở lên và thường chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 90%) trong tổng số nợ.
– Căn cứ vào hình thức vay
+ Vay ưu đãi: do chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển cho chính phủ các nước đang phát triển vay vứoi các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toán, thời hạn ân hạn (khoảng thời gian từ khi kí hiệp định vay bốn đến lần đầu tiên phải trả vốn gốc), và phương thức thanh toán.
+ Vay thương mại: do các tổ chức tín dụng và ngân hàng tư nhân nước ngoài cho chính phủ, doanh nghiệp vay với điều kiện khó khan và phức tạp hơn vay ưu đãi. Thường được thực hiện thông qua các tổ hợp ngân hàng.
– Căn cứ vào lãi suất cho vay
+ Vay với lãi suất cố định: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được qui định trong hợp đồng.
+ Vay với lãi suất biến động: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi theo lãi suất của thị trường tự do.
+ Vay với lãi suất LIBOR là khoản vay mà con nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR và cộng thêm một khoản phụ phí từ 0.5% – 3% (thu nhâp của chủ nợ do họ cung cấp dịch vụ cho con nợ) do các ngân hàng cho vay xác định.
4.2. Vai trò của nợ nước ngoài:
– Nợ nước ngoài giúp tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế. Nợ nước ngoài có thể được coi là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển kinh tế. Nhờ vào các khoản nợ vay từ nước ngoài , một số quốc gia có cơ hội để đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong mà không phải giảm tiêu dùng trong nước , và từ đó có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép.
– Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho các dự án đầu tư trong nước , các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại , công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Các dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế . Trên cơ sở đó góp phần tạo ra lực lượng lao động mới , hiện đại và có công nghệ tiên tiến góp phần thúc đấy hiệu quả của cả nền kinh tế trong nước. Ngoài ra , các nước có nợ nước ngoài còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài . Các dự án hợp tác đào tạo với nước ngoài cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành , lĩnh vực , góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế .
– Nợ nước ngoài còn giúp bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước. Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế tong nước, cán cân thanh toán bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì trong những trường hợp như vậy , các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn , giúp nền kinh tế trong nước lấy lại thể cân bằng .
– Nợ nước ngoài giúp tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước , góp phần thu hút , mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước .
Như vậy , có thể nói nợ nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái của nước vay nợ. Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển trong nước là rất khác nhau , tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ. Tuy nhiên , không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được điều đó và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn , đặc biệt là đối với quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân .